Thứ Sáu 22/11/2024 -- 22/10/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Lễ thếp vàng tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông và cung tiến, thỉnh về Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Nhân dịp Lễ hội Festival Huế lần thứ 8, nghệ nhân ưu tú Trần Độ, Phó chủ tịch hội gốm sứ Thành phố Hà Nội đã cung tiến tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vào Tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện cho xứ sở Miền Trung.

Xem tiếp...

Ký sự Nhật Bản P6: Chùa Vạn Phúc

CHÙA VẠN PHÚC - Manbukuji

 

Sáng 30.3.2014, đoàn đi tham bái Chùa Vạn Phúc.

Vạn Phúc Tự là cái nôi của phái Thiền Hoàng Bá do Thiền sư Ẩn Nguyên khai sơn trụ trì.
Theo truyền thống xưa, Thiền Nhật Bản có ba tông: Tào Động, Lâm Tế và Hoàng Bá. Nhưng ở Trung Hoa, Hoàng Bá không phải là một tông riêng mà thuộc vào Tông Lâm Tế. Bởi vì Thiền sư Hoàng Bá Hy Vận là Thầy bổn sư của Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền.

Xem tiếp...

Phụ Lục: Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc

I/ THIẾU THỜI.

Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản.

Hara ở ven Vịnh, nhìn ra Thái Bình Dương, gần núi Phú Sĩ.

Xem tiếp...

Ký sự Nhật Bản P5: Chùa Tùng Âm

TÙNG ÂM TỰ - Shoinji

Chiều ngày 29.3.2014 (nhằm ngày 29.2. Giáp Ngọ, đoàn đi tham bái Chùa Tùng Âm, cách chùa Long Trạch không xa lắm.

Chùa Tùng Âm thuộc dòng thiền Lâm Tế, do người chú của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc xây dựng và gia đình cha mẹ Ngài từng là đại thí chủ của chùa trong nhiều năm qua.

Xem tiếp...

Ký sự Nhật Bản P4: Chùa Long Trạch

LONG TRẠCH TỰ - Ryutakuji

Rời chùa Viên Giác, đoàn lên đường đi về khu vực Hakone, gần thành phố cổ Mishima để chuẩn bị ngày mai đi Chùa Long Trạch.

Chùa Long Trạch là ngôi già lam quan trọng thứ hai trong cuộc đời hoằng pháp của Thiền Sư Bạch Ẩn. Chùa tọa lạc gần bưu cục Mishima, cách Hara 7 dặm về phía tây.

Xem tiếp...

Ký sự Nhật Bản P2: Chùa Tổng Trì

KHÁI QUÁT

Ở Trung Hoa, cuối thời Nam Tống, Thiền bắt đầu suy yếu. Lúc này, có nhiều vị Tăng sĩ tu Thiền qua lại giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Từ đó, Thiền chánh thống của Trung Hoa bắt đầu truyền sang Nhật. Thiền Trung Hoa truyền sang Nhật Bản gọi là Thiền Đông Tiệm. Nghĩa là từ phía Tây dần dần lan truyền về phía Đông. Thiền được truyền sang Nhật Bản vào thời kỳ đầu của thời đại Kamakura (Liêm Thương). Có thể nói đây là thời kỳ đầy sáng tạo. Ngài Vinh Tây (Eisai) là vị Thiền sư người Nhật đầu tiên mang Thiền về Nhật Bản. Từ thời kỳ Kamakura cho đến nay có tổng cộng là 24 truyền thống Thiền có mặt, gọi là “24 dòng Thiền Nhật Bản”. Trong đó gồm có 21 dòng thuộc tông phái Lâm Tế và 3 phái thuộc tông Tào Động. Trong khi ở Trung Quốc chỉ có “Ngũ Gia Thất Tông” mà thôi. Hiện tại đã thất truyền hơn phân nửa trong số 24 dòng Thiền ấy, chỉ còn Tông Tào Động, Tông Lâm Tế và Phái Đại Ứng của Nam Phổ Thiệu Minh (hiệu Đại Ứng Quốc sư). Sau này, kết hợp ba vị Thiền sư nổi tiếng, cũng là ba đời Thầy trò truyền thừa liên tiếp, gồm Thiền sư Đại Ứng, Thiền sư Đại Đăng và Thiền sư Quang Sơn Huệ Huyền gộp thành phái Ứng Đăng Quang rất thịnh hành và nổi tiếng ở Nhật.

Tông Lâm Tế Nhật Bản chỉ có 14 chùa Tổ gọi là Bổn Sơn, cũng gọi là 14 phái của Tông Lâm Tế. Dù có nhiều dòng phái riêng như thế, nhưng thật chất không có gì khác biệt; chỉ giữ sự truyền thừa có tính cách hình thức được nối truyền vậy thôi, hoàn toàn không có sự đối lập với nhau.

Xem tiếp...

Ký sự Nhật Bản P1: Lên đường

Nhân duyên hội tựu, ngày 26 tháng 3 năm 2014, phái đoàn Tăng Ni và Phật tử thuộc Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam đã lên đường chiêm bái các tổ đình Thiền tông Nhật Bản.

Ở phía Bắc từ Hạ Long lên đến Thành phố Hà Nội. Ở miền Trung trải dài từ Huế vào tận Hội An, Quảng Nam. Và phía Nam từ Sài Gòn đến miền Đông Nam Bộ, xuôi về tận miệt miền Tây Cần Thơ, Thốt Nốt, Long Xuyên, Bến Tre. Cùng với quý vị Phật tử ở các nước Mỹ, Canada, Úc...

Xem tiếp...

Ký sự Nhật Bản P3: Chùa Viên Giác

VIÊN GIÁC TỰ - Engakuji

Chiều 28/3/2014, sau khi tham quan Chùa Tổng Trì, đoàn đi Kamakura để tham bái chùa Viên Giác thuộc Tông Lâm Tế. Chùa do Thiền sư Vô Học Tổ Nguyên (mugaku sogen, 1226-1286) khai sơn Trụ trì.

Xem tiếp...

Khóa tu "Một ngày an lạc" dành cho các bạn trẻ sinh viên tại TVTL Bạch Mã

Vừa qua, tại Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra khóa tu "Một ngày an lạc" dành cho các bạn trẻ sinh viên đến từ Lớp tu học Phật pháp ứng dụng tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế. Tham dự và hướng dẫn khóa tu học có Đại đức Thích Tâm Hạnh - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã; Đại đức Thích Pháp Quang, Đại đức Thích Chánh Đức - Đồng phó chủ nhiệm lớp tu học Phật pháp; quý chư tôn đức Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã cùng tất cả các học viên là các bạn trẻ sinh viên đến từ các trường Đại học - Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tết đến xuân về

Xuân Giáp Ngọ - 2014.

Thích Tâm Hạnh.

“Thèm một giao thừa nghe tiếng pháo,
Vẫn nuôi hy vọng một tương phùng,
Cho con quỳ xuống hôn chân mẹ,
Và khóc cho đầy nỗi nhớ mong.”         
(Hà Huyền Chi).     

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1194276
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2527
4486
18793
1147600
79279
118095
1194276