Như dòng nước vô tình đêm ngày vẫn tuôn chảy, khi thì cuộn trào thành suối, hồ, sông, biển; lúc lại lặng lẽ dưới những mạch ngầm, nhưng nước bao giờ cũng tưới tẩm, mang lại sự sống cho muôn loài.
Thiền vốn là Tâm. Dù khi phát triển mạnh mẽ, hay có lúc như đã chìm mất đi, Thiền vẫn luôn là nguồn sống của hết thảy các loài hàm thức.
Cũng vậy, dòng Thiền Trúc Lâm Yên tử từng một thời vàng vang bóng từ thế kỷ 13, rồi lại như ngủ yên suốt gần bảy thế kỷ. Hôm nay, mạch nguồn ấy đã đến lúc hiển hiện, tắm mát cho mọi người.
Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi Thiền viện đầu tiên tại miền Trung, do Hòa thượng Thiền sư THÍCH THANH TỪ sáng lập.
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vỹ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
Vào năm 1932, một Kỹ sư Công Chánh người Pháp Gacques Girard đã khám phá núi Truồi và tiến dần lên vùng Bạch Mã. Đến năm 1945, Thành phố Bạch Mã được xây dựng gần hoàn chỉnh với 139 ngôi biệt thự. Nơi ấy có chợ, có bưu điện, có bệnh viện.v.v…
Sau do chiến tranh, Thành phố này bị tàn phá, Bạch Mã tưởng chừng đã ngủ yên trong lòng người dân Huế. Gần đây, Bạch Mã được hồi sinh trở lại. Ngày ngày mây trắng phủ đầu non; khi thì trầm mặc, lúc lại bồng bềnh, có khi lại thong dong, tự tại. Nếu đứng từ độn Trì Giang, hay từ cầu Lương Điền (Truồi), hoặc nhìn từ Ngự Bình (Huế), ta trông thấy những áng mây trắng lửng lờ có hình dáng như con ngựa. Vì thế, người ta gọi vùng núi này là Bạch Mã. Đối với người Tây phương, Bạch Mã được xem như là mặt trời.
Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).
Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long).
Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu... hiện nay (1974-1991...) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Ðộng, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị Tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ Tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện chúng tôi.
TRÚC LÂM YÊN TỬ
Núi rừng Yên tử vẫn sừng sững với những Thánh tích hãy còn đó qua bao biến đổi của cuộc đời. Có lắm người vẫn hằng mong ước lên đến tận chùa Đồng ít nhất một lần mới thỏa chí bình sinh. Gần đây, người tìm về Yên tử càng đông hơn những năm trước. Về Yên tử, có phải chúng ta đang tìm về với núi rừng, hay tìm về với hồn thiêng Yên tử suốt tự ngàn xưa cho mãi đến nay? Hồn thiêng ấy là cái gì đó mà đến nay vẫn còn mờ ảo, chưa được rõ ràng lắm đối với một ít người trong những người đang tìm về chốn Tổ. Tuy mờ ảo, nhưng nó đã in đậm vào lòng người tự thuở nào. Có phải chính đó là năng lực đã thôi thúc mọi người tìm về Yên tử, tìm về với chốn Tổ non thiêng?