Thứ Ba 19/3/2024 -- 10/2/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Năm Tỵ nói chuyện rắn

HT.Thích Thanh Từ thuyết giảng

Tết Kỷ Tỵ 1989.

Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tất cả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn. Con rắn trong nhà Phật đã có đề cập tới. Như trong kinh Niết-bàn đức Phật nói có một người nuôi bốn con rắn độc trong một cái lồng, chúng luôn luôn thù địch cắn xé lẫn nhau.

Xem tiếp...

Tam quy

I.- MỞ ĐỀ

Sống trong cuộc đời muôn mặt, người muốn chọn lấy một lối đi, vạch ra một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và an lành, thật không phải là việc dễ. Chúng ta là khách lữ hành đang đứng trước ngã tư ngã năm, mà chưa biết cuối cùng các con đường ấy sẽ đưa đến đâu? Chọn lấy một con đường để đi đến suốt đời, phải khôn ngoan sáng suốt lắm mới khỏi hối hận về mai sau. Nhưng mà bắt buộc chúng ta phải chọn lấy, đừng nhờ nhõi, đừng nghe lời xúi giục, vì đây là con đường tự ta đi không ai thế ta được. Chọn kỹ rồi sẽ đi, là thái độ của kẻ khôn ngoan; nhắm mắt đi càn phó mặc đến đâu hay đến đó, là kẻ khờ dại, mang cả cuộc đời làm một trò chơi. Người trí phải nhìn kỹ, phải xem xét tường tận trước khi mình cất bước đi trên một con đường nào. Qui y Tam Bảo quả là đã đặt mình trên một con đường đi đến tận cùng. Đến tận đầu đường là suốt cuộc đời của chúng ta. Việc làm này cần phải hiểu biết rõ, nhận thức tường tận, mới phát tâm Qui y. Phát nguyện Qui y là chúng ta đã đặt định hướng cho cả cuộc đời. Nếu không hiểu biết gì thì việc Qui y mất hết ý nghĩa của nó.

Xem tiếp...

Đạo Phật

I.- MỞ ĐỀ

Chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ sanh tử, dong thuyền ra cứu vớt họ là sự ra đời của đạo Phật. Đêm tối vô minh che phủ tất cả chúng sanh, cầm đuốc sáng soi đường cho họ là trách nhiệm của đạo Phật. Đạo Phật đến với chúng sanh trong một niềm khát vọng vô biên, một sự trông chờ tột độ. Nhưng, con thuyền có giá trị cứu mạng khi nào người sắp chết chìm biết bám lấy nó. Ngọn đuốc là một cứu tinh, khi nào những kẻ lạc đường trong đêm tối khao khát muốn ra. Con thuyền và ngọn đuốc sẽ vô bổ, nếu những kẻ sắp chết chìm và người lạc trong đêm tối chấp nhận cái gì mình đang chịu. Cũng thế, đạo Phật sẽ vô ích với những chúng sanh chấp nhận sanh tử và an phận trong vô minh. Vì thế, đạo Phật có mặt trên thế giới này đã hơn hai ngàn năm trăm năm, còn biết bao nhiêu người nhìn nó với cặp mắt xa lạ. Song những kẻ đã nếm được pháp vị, thấy công đức của đạo Phật đối với mình vô vàn không sao kể hết. Thật đúng với câu “Phật hóa hữu duyên nhân”.

Xem tiếp...

Biết Có Chân Tâm

 

TT.Thích Tâm Hạnh

Hòa thượng Tôn sư thượng Thanh hạ Từ, Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm đã tiếp nối phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, cho pháp Thiền nước Việt sáng lại trong thời kỳ đương đại của thế kỷ 20 – 21 này. Ngài uyển chuyển lập này phương tiện, giúp nhiều người trên mọi miền đất nước và khắp nơi trên thế giới biết đến Thiền tông Việt Nam, quy hướng tu tập, đạt được những lợi lạc nhất định. Đến nay, thiền được phổ cập, nhiều người thấm nhuần thiền cho nên rốt sau Ngài nói thẳng “Ngay thấy nghe biết, chân tâm đang hiện tiền”.[1]

Xem tiếp...

Tri Hành Hợp Nhất

TT.Thích Tâm Hạnh.

1. DẪN NHẬP.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13. Đến thời Nhị Tổ Pháp Loa, Thiền phái được phát huy rực rỡ lên một tầm cao mới, Phật giáo bấy giờ trở thành quốc giáo.

 

Xem tiếp...

Biết Vọng Liền Là Chân

Thầy Tâm Hạnh

1. DẪN NHẬP.

Quên tâm này gọi là mê, nhận lại bản tâm gọi là ngộ. Chúng sanh quên bản tâm, thấy biết theo trần cảnh, Phật nói đây là “Bối giác hiệp trần”. Người học đạo, quay lưng với trần cảnh để trở về nhận lại tánh giác chính mình, Phật dạy “Bối trần hiệp giác”. 

Xem tiếp...

Đặc trưng trong Phương pháp hành trì của Thiền phái Trúc Lâm VN: Chương 2

TT.Thích Tâm Hạnh

Chương 2: ĐẶC TRƯNG TRONG PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM

 1.ĐIỂM ƯU VÀ KHUYẾT TRONG CÁC PHÁI THUỘC TÁNH TÔNG VÀ TƯỚNG TÔNG.

Điểm đặc biệt và nổi bật trong phương pháp hành trì của Thiền phái Trúc Lâ m Việt Nam đó là tránh hai điều khuyết và lấy hai điều ưu, dung thông giữa Tánh Tông và Tướng Tông.

1.1. Tánh tông.

Đây là Tông phái chủ yếu đứng trên lý tánh, đứng trên thể để lý luận và tu tập. Tông phái này chủ trương chỉ cần ngộ tánh liền xong, không qua phương tiện hay pháp môn nào cả. Tông này đứng trên thể để công phu và lý luận. Mà thể thì chỉ có tỉnh hoặc mê, nhớ hoặc quên, ngộ và chưa ngộ thôi chứ không làm gì thêm cả (vô công dụng hạnh). Thấy thì thẳng đó liền thấy, không thì trước mắt đã lầm qua, không bàn nói đến phương pháp hành trì. Ở phương diện này, cái ưu (hay) là trước đã nhận tánh, cái thấy đồng Phật Tổ. Cái khuyết là nếu căn cơ thấp, không theo kịp thì không biết cách hành trì.

 

Xem tiếp...

Đặc trưng trong Phương pháp hành trì của Thiền phái Trúc Lâm VN: Chương 1-Tri Vọng Thượng Thừa

TT.Thích Tâm Hạnh

 

Thay lời tựa

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Nơi Phật không thêm, nơi phàm không thiếu. Ai cũng đang sống trên nó, nhưng bận theo trần cảnh do đó bỏ sót, tạm mê, luống chịu các khổ. Từ bản thể ấy, thương cho nỗi khổ chúng sinh, đức Phật đã thị hiện nói ra muôn lời ngàn lời giáo hóa độ sanh, để đưa người người trở về nhận lại tánh Phật sẵn đủ nơi chính mình, thoát khỏi biển khổ trầm luân sanh tử.

   

Xem tiếp...

Thưa-Hỏi Thiền (Chương III): Một số kỹ thuật cần lưu ý khi dụng công tu tập thiền

TT.Thích Tâm Hạnh

I. TRƯỚC KHI CHUẨN BỊ TỌA THIỀN.

Để công phu tọa thiền thuận lợi, không bị những gì ngoài mong muốn, chúng ta cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

 

Xem tiếp...

Thưa-Hỏi Thiền (Chương II): Thưa hỏi thêm

TT.Thích Tâm Hạnh

Câu hỏi 1:

Khi ngồi thiền, có cần phải sổ tức, tùy tức không thưa Thầy?

Đáp:

Khi đề cập đến phương pháp sổ tức (đếm hơi thở) và tùy tức, quý vị nên nhớ là hai phương pháp này chỉ áp dụng cho lúc ngồi thiền (trong an tĩnh), chứ không ứng dụng trên các sinh hoạt khác có tính chất chuyển động, vận hành.

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

340734
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1646
1439
4779
320995
39742
88584
340734