Phần 9 - KHUÔNG GIÁO TỰ 匡教寺
Rời Chùa Nguyên Phù (Chùa Nhị Tổ), đoàn lên đường đi thăm Khuôn Giáo Tự nằm phía tây nam huyện Thành An, tỉnh Hà Bắc. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng thì ghi là KHUÔNG CỨU TỰ 匡救寺 (Khuông cứu có nghĩa là cứu vớt).
Chùa được kiến lập vào thời Nam bắc triều, Bắc Tề niên hiệu Thiên Bảo 天保 năm thứ 6 (555), đến nay đã hơn 1400 năm. Hiện Chùa cũ đã xuống cấp trầm trọng, không thể vào Chánh điện cũ để lễ Phật được. Ni sư Hội Không會空法師 (1974) đã về đây Trụ trì từ năm 2006 và đang tiếp tục công việc trùng tu lại Chùa. Những tôn tượng mới tạo ở đây đều do Thượng tọa Minh Hám, Giám tự chùa Ngọc Tuyền sang chỉ đạo mỹ thuật. Các Phật sự lớn cũng được Thượng tọa Minh Ảnh, giám tự Chùa Bá Lâm sang giúp đỡ. Có lẽ, Chùa được Hòa thượng Tịnh Huệ quan tâm giúp đỡ.
Phần 8 - NGUYÊN PHÙ TỰ (Yuanfu Temple)
Sáng ngày 14/10/2012, đoàn khởi hành đi thăm Nguyên Phù Tự nằm phía Tây bắc huyện Thành An, nơi thờ Xá lợi Nhị Tổ Huệ Khả.
Theo “Từ huyện huyện chí” ghi: Nguyên Phù Tự xây cất vào năm Đường Trinh Quán 貞觀 thứ 16 (642).
Năm Khai Nguyên 20 (732), bắt đầu kiến lập bảo tháp trong chùa để an trí linh cốt Xá lợi Nhị Tổ Huệ Khả.
Phần 7 - ĐẠI KHAI NGUYÊN TỰ
Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2012, đoàn đi thăm Trương Quan Phủ, quê hương của hai môn Trần Thái Cực Quyền và Dương Thức Thái Cực Quyền. Chiều đi thăm Đại Khai Nguyên Tự tại Hình Đài, Hà Bắc.
Đây là thiền viện lớn nhất của thiền Tào Động, nơi hai Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác và Thiền sư Vạn Tùng Hành Tú từng trụ xứ.
Phần 6 - KHAI NGUYÊN TỰ - NGỌC TUYỀN TỰ
Vào thời Vua Đường Huyền Tông, niên hiệu Khai Nguyên năm 26 (năm 738), Vua sắc lệnh cho mỗi Quận đều dựng lập Chùa Khai Nguyên để làm Tự Viện cho các Quan địa phương, chủ yếu phụ trách các sách vở di chúc và nghi thức của Quốc gia. Cũng từ đó mà có những Tự Viện đã chuyển sang dùng làm nơi Quan địa phương lập đàn tràng cầu nguyện cho vận may của đất nước.
Riêng tại Hình Đài, Hà Bắc có hai ngôi chùa Khai Nguyên, một ngôi lớn và một ngôi nhỏ hơn. Chùa lớn đang xây dựng nên đoàn đã phải ghé qua Chùa Khai Nguyên nhỏ nghỉ lại.
Phần 5: LONG HƯNG TỰ
Chùa Long Hưng do Vua Càn Long ban lệnh cho xây dựng nên kiến trúc rất quy mô. Tượng thờ bằng đồng quý rất lớn, có tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng đồng cao đến 18m. Chùa có nhiều điện đài, phía sau có Đằng Long Uyển lớn rộng như cung vua. Đặc biệt, vào thời ấy, trước khi thọ giới, các giới tử đều phải đến đây để khai giới (nghe chỉ giáo trước). Thời cách mạng văn hóa, chính phủ ra lệnh không được đụng đến chùa này nên đến nay Chùa vẫn còn nhiều công trình còn nguyên vẹn nét cổ xưa.
Phần 4: LÂM TẾ TỰ
Trong “Chánh Định huyện chí” ghi: Lâm Tế tự kiến lập vào thời Bắc triều Đông Nguỵ, niên hiệu Hưng Hoà, thứ 2 (540), tại Đông nam thành, thôn Lâm Tế.
Vào đời đường Đại Trung năm thứ 8 (854), Thiền sư Nghĩa Huyền, Lâm Tế đến trụ ở chùa này.
Đời Đường Hàm Thông, năm đầu (860), tại Trấn Châu (Chánh Định Zhengding City) chiến tranh không dứt, đàn việt dời chùa vào thành (tức chùa Lâm Tế ngày nay).
Phần 3: BÁCH LÂM THIỀN TỰ (Cypress Grove Monastery)
Bách Lâm Thiền Tự ở thành phố Thạch Gia Trang, Triệu Huyện, Hà Bắc.
Bách Lâm Thiền Tự xây dựng vào thời Đông Hán – Hán Hiến Đế, khoảng giữa niên hiệu Kiến An. Từ nhà Đường về trước gọi là Viện Quán Âm. Thời Nam Lưu Tống đổi là Viện Vĩnh An. Triều đình thời Nguyên, ban biển ngạch là Bách Lâm Thiền Viện. Đời Đường có Pháp sư Huyền Trang, Thiền sư Triệu Châu đến ở và giáo hóa. Đời Tống có Lão nhân Quy Vân. Đời Nguyên có Thiền sư Nguyệt Khê đều là các bậc cao tăng trụ nơi đây.
Phần 2: CHÙA VÂN CƯ
Sáng nay 09 tháng 10 năm 2012 (24/9/Nhâm Thìn), đoàn khởi hành đi thăm Chùa Vân Cư tại Phòng Sơn, thuộc ngoại ô Thành phố Bắc Kinh.
VÂN CƯ TỰ (Yunju Temple) là nơi toàn bộ kinh điển Phật Giáo được khắc vào đá. Công trình này hoàn tất trong thời gian 800 năm (625 – 1400). Đại Tạng Kinh được chôn trong một hang động gần chùa để tránh Pháp nạn.
Phần 1: LÊN ĐƯỜNG
Khác với tâm trạng háo hức bồn chồn của một chuyến đi tham quan du lịch bình thường, phái đoàn Tăng Ni Phật tử Việt nam và hải ngoại thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên tử Việt Nam đã sẵn sàng một tâm thái hân hoan, tĩnh tại trước khi lên đường chiêm bái di tích Tổ sư Thiền phương Bắc, Trung Hoa.
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ – NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH TU HỌC
ĐOÀN PHẬT TỬ HÀ NỘI HÀNH HƯƠNG VỀ THIỀN VIỆN BẠCH MÃ NHÂN DỊP MÙA VU LAN THẮNG HỘI, PL2556
NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH……
Cách Thành Phố Huế 30km xuôi về phía nam, Đến cầu Truồi (huyện Phú Lộc) rẽ phải thêm 10km, sừng sững trước mắt là đỉnh Bạch Mã quanh năm chìm trong mây trắng, mênh mang dưới chân Bạch Mã là hồ Truồi xanh biếc chạy dài hết tầm mắt. Bên phải, men theo dòng sông thấp thoáng dưới lũy tre làng thơ mộng là đường dẫn vào Đập Truồi. Vượt hết con dốc thoải bên lưng đồi, bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những Tổ đường, Chính điện, Tăng đường, Trai đường… của Thiền Viện như ẩn hiện giữa cảnh mênh mang của núi non Bạch Mã trùng điệp. Trước mắt chúng tôi là Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã- Cõi Phật giữa chốn trần gian, một không gian tĩnh lặng, một cảm giác thư thái an lạc đến lạ kỳ như những gì chúng tôi đã từng được biết và nghe đến.