Phần 9 - KHUÔNG GIÁO TỰ 匡教寺
Rời Chùa Nguyên Phù (Chùa Nhị Tổ), đoàn lên đường đi thăm Khuôn Giáo Tự nằm phía tây nam huyện Thành An, tỉnh Hà Bắc. Trong Cảnh Đức Truyền Đăng thì ghi là KHUÔNG CỨU TỰ 匡救寺 (Khuông cứu có nghĩa là cứu vớt).
Chùa được kiến lập vào thời Nam bắc triều, Bắc Tề niên hiệu Thiên Bảo 天保 năm thứ 6 (555), đến nay đã hơn 1400 năm. Hiện Chùa cũ đã xuống cấp trầm trọng, không thể vào Chánh điện cũ để lễ Phật được. Ni sư Hội Không會空法師 (1974) đã về đây Trụ trì từ năm 2006 và đang tiếp tục công việc trùng tu lại Chùa. Những tôn tượng mới tạo ở đây đều do Thượng tọa Minh Hám, Giám tự chùa Ngọc Tuyền sang chỉ đạo mỹ thuật. Các Phật sự lớn cũng được Thượng tọa Minh Ảnh, giám tự Chùa Bá Lâm sang giúp đỡ. Có lẽ, Chùa được Hòa thượng Tịnh Huệ quan tâm giúp đỡ.
Vào thời nhà Tuỳ niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười (593), Nhị Tổ Huệ Khả đã đến đây để giảng kinh thuyết pháp. Trong chùa có một cái đài gọi là “Thuyết pháp đài”.
Nhị Tổ thuyết pháp đài được kiến lập vào đời nhà Tuỳ, phía đông nam chùa Khuông Cứu tại huyện Thành An, Hà Bắc, là nơi Nhị Tổ Huệ Khả thuyết pháp giảng kinh.
Qua các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh bị sông Tào Chương làm hư hoại, trải qua nhiều lần tu bổ, cuối cùng vì các cuộc loạn động nên đài này gần như bị huỷ diệt.
Đến thời kỳ Dân quốc, Thuyết pháp đài chỉ còn lại tên suông.
Năm 1949, Khuông Cứu tự đổi thành đài Liệt sĩ, thuyết pháp đài chẳng còn tồn tại.
Đến nhà Minh, chùa chỉ còn bức tường.
Thời Minh Gia Tĩnh嘉靖, tri huyện Lưu Tốc kiến nghị trùng tu trước tiên, xây đài mới cao 2 trượng, chung quanh xây gạch đá…
Trong khoảng Minh Vạn Lịch, tri huyện Lưu Vĩnh Mạch thấy trên đài để tượng Phật không tiện nên đề nghị để tượng Nhị tổ.
Đến đời Thanh Khang Hi, đài bị nước sông Chương Hà làm hư hoại.
Đến Thanh Càn Long năm mươi chín (1794) mới trùng tu.
Đến năm 1994 do tín đồ yêu cầu, người trong huyện quyết định tu phục lại Khuông Giáo Tự, thuyết pháp đài…
Hiện nay, thuyết pháp đài đã được xây dựng lại hoàn chỉnh.
Khi Tổ Huệ Khả gọi Tổ Tăng Xán đến truyền kệ và dặn dò truyền trao chánh pháp, nói lại mọi điều kiết hung từ lời huyền ký của tổ Bát Nhã Đa La do tổ Đạt Ma thuật lại, trong đó Tổ Huệ Khả có nói: "...Ta cũng có cái nợ ngày trước nay cần phải trả." (Ngài biết trước).
Sau đó, Nhị Tổ Huệ Khả bèn đến Nghiệp Đô, giáo hóa, tứ chúng quy y. Trải qua 34 năm, trà trộn giấu kín tông tích, thay đổi dung nghi, hoặc vào quán rượu, hoặc vào hàng thịt, hoặc thường bàn tán ở đầu đường cuối chợ, hoặc theo bọn nô bộc.
Về sau đến chùa Khuông Cứu huyện Quản thành thuyết pháp, có pháp sư Biện Hòa đang ở trong chùa này giảng kinh Niết Bàn, đồ đệ của pháp sư phần lớn đi ra theo Tổ. Biện Hòa nổi lên tâm tật đố, gièm báng với ấp tể (huyện lệnh) Địch Trọng Khản, Khản vu thêm tội phi pháp cho Tổ, Tổ an nhiên thuận theo. Năm đó Tổ 107 tuổi.
Khi đoàn đến, Sư cô Trụ trì đang đi công tác Phật sự tại một Thành phố khác, Sư cô Phó Trụ trì tiếp đón và mời đoàn thọ trai tại đây. Bữa ăn trưa đạm bạc trong một ngôi Chùa Ni tại miền quê hẻo lánh. Món ăn đặc sản vẫn là bánh bao và một món hầm nhừ gì đó. Cả đoàn nhớ mãi không biết cho đến bao giờ mới quên được, mà mãi cho đến chiều hôm sau, nghe nói đến Chùa Ni gần Thiếu Lâm Tự để dùng bữa thì ai cũng trốn, chỉ còn một ít người đi ăn. Mới thấy, 12 chúng Ni ở đây sống rất kham khổ!
Chánh điện cũ
Chánh điện mới