Thứ Ba 21/3/2023 -- 30/2/2023 (Âm lịch) -- 2567 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Chúng ta tọa thiền như thế nào

Thầy Tâm Hạnh giảng.

1.    Thiền là gì?

...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.

Xem tiếp...

Nghi vấn sau cùng của đức Phật

Thầy Tâm Hạnh giảng.

Cách đây hơn 2500 năm, tại đất nước Ấn Độ từ cõi người cho đến cõi trời đều hân hoan vui mừng bởi sự ra đời của đấng giác ngộ, đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Hôm nay cũng là ngày trăng tròn tháng Tư, tất cả chúng ta, những người con Phật thêm một lần nữa đón mừng ngày kỷ niệm ra đời của Ngài để mở con mắt trí tuệ, phá tan mê lầm nhiều đời cho tất cả chúng sanh. Cuộc đời Đức Phật từ lúc ra đời cho đến khi xuất gia, thành đạo, giáo hoá độ sanh và nhập Niết Bàn, luôn là những bài học quý báu cho tất cả những ai muốn thoát khổ, muốn tìm về nghiên cứu và học đạo giác ngộ, giải thoát mình ra khỏi lầm mê.

Xem tiếp...

Dụng tâm tu thiền

ĐĐ.Thích Tâm Hạnh thuyết giảng

1.Vọng tưởng vốn không:

Chư Phật, Bồ tát, chư vị Thánh nhân do nguyện lực mà đi vào cuộc đời này. Các Ngài có đầy đủ năng lực, uy đức và trí tuệ sáng suốt trọn vẹn nên cần sanh thì tác ý liền sanh (ý sanh thân). Lý do các Ngài sanh ra nơi đời là vì phát nguyện vào cõi Ta Bà để cứu độ cho tất cả chúng sanh, trong đó có chúng ta. Do phát nguyện như vậy nên gọi là từ nguyện lực mà vào đời.

Còn chúng ta vào cuộc đời này là do nghiệp lực thúc đẩy, hoàn toàn không có sự tự chủ nào hết. Nếu từ nguyện thì có năng lực, chủ động vào rồi chủ động ra, không bị chi phối bởi cuộc đời, do đó khổ không đến được. Còn nếu từ nghiệp đẩy mà vào đời thì thụ động. Vì thụ động, không đủ lực làm chủ nên khổ đau có ra.

Xem tiếp...

Niệm Phật - Trì chú - Tọa Thiền

Buổi giảng hôm nay tôi nói đề tài rất gần gũi với quí vị: Tại sao người Phật tử phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền. Phật tử thường nghĩ rằng mình tu thì phải tụng kinh, niệm Phật, trì chú và tọa thiền. Tất cả những việc ấy là một hay khác, chúng ta nên thực hiện hết hay thực hiện từng phần? Đó là nội dung buổi giảng hôm nay.

Xem tiếp...

Chết - Sống

Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập.

Xem tiếp...

Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông tên húy là Trần Khâm, con trưởng vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng Thái Hậu. Nhân Thái Hậu nằm mộng thấy thần nhân trao cho hai thanh kiếm và bảo: “Thượng đế có sắc, cho ngươi tự chọn lấy.” Thái Hậu chợt cười, bỗng được cây kiếm ngắn, do đó có thai. Khi sinh Ngài ra, thân sắc như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật. Bên vai phải Ngài có nốt ruồi đen như hạt đậu to, những người xem biết và bảo rằng: “Ngày sau sẽ hay gánh vác việc lớn.” Từ nhỏ, tuy ở ngôi vị sang cả nhưng tâm Ngài hâm mộ Thiền tông.

Xem tiếp...

Từ hông ngực lưu xuất

Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn lúc còn đi tham học, có lần cùng Thiền sư Nham Đầu Toàn Khoát đi đến Ngao Sơn ở Lễ Châu, tỉnh Hồ Nam. Gặp lúc trời trở tuyết (tuyết xuống quá nhiều), hai Ngài dừng lại. Nham Đầu suốt ngày chỉ nhàn nhã ngủ, còn Tuyết Phong lúc nào cũng chuyên chú ngồi thiền. Một hôm, Tuyết Phong gọi: “Sư huynh! Sư huynh! hãy dậy.”
    Nham Đầu hỏi:
    - Làm cái gì?

Xem tiếp...

Khi mê Thầy độ - ngộ rồi tự độ

Khi me thay do ngo roi tu doLục Tổ Huệ Năng (638 - 713 T.L) họ Lư, tổ tiên quê ở Phạm Dương, cha tên Hành Thao mẹ là Lý Thị. Đời Võ Đức (618-627 T.L) nhà Đường cha Ngài làm quan ở Nam Hải, sau dời về Tân Châu và Ngài được sanh ra ở đó.

Năm Ngài được ba tuổi, cha mang bệnh rồi mất, mẹ thủ chí nuôi con. Ngài lớn lên trong gia đình rất nghèo túng. Mỗi ngày, phải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo mang về nuôi mẹ.

Xem tiếp...

Chẳng thể thay thế

Thiền sư Đạo Khiêm ở Chùa Khai Thiện, phủ Kiến Ninh. Ban đầu đến kinh sư, Sư nương theo Thiền sư Viên Ngộ, nhưng không có chỗ tỉnh ngộ. Sau, Sư nương theo Thiền sư Diệu Hỷ ở Am tại Tuyền Nam. Đến khi Thiền sư Diệu Hỷ lãnh Kinh Sơn, Sư cũng đi theo hầu. Ít lâu sau, Diệu Hỷ sai Sư đến Trường Sa đem thư cho Ngài Trương công tử Nham, Sư tự bảo: “Ta tham thiền đã hai mươi năm rồi mà không có chỗ vào, bây giờ lại phải đi chuyến này nữa thì chắc chắn sẽ bị bỏ hỏng mất.” Trong lòng Sư không muốn đi. Bạn của Sư là Tông Nguyên quát bảo:

- Không thể cho rằng trên đường đi lại không tham thiền được. Hãy đi! Tôi sẽ cùng đi với huynh.


Khi ấy, bất đắc dĩ nên Sư mới đi. Trên đường Sư khóc than với Tông Nguyên:

- Tôi tham thiền một đời trọn không có chỗ đắc lực, nay lại phải bôn ba trên đường thì làm sao có thể tương ưng!

Tông Nguyên bảo:

- Huynh hãy đem những điều đã tham được, ngộ được ở các nơi, những điều của ngài Viên Ngộ hay của ngài Diệu Hỷ nói được cho huynh đều chẳng cần nhận hiểu. Trên đường đi, nếu như việc nào tôi có thể thay thế làm giúp huynh được thì tôi nhất định sẽ làm thay nhọc cho huynh. Nhưng chỉ trừ có năm việc tôi không thể thay thế cho huynh được mà chính huynh phải tự đảm đang lấy.

Sư hỏi:

- Là năm việc gì?

Tông Nguyên đáp:

- Mặc áo, ăn cơm, đi đại, đi tiểu và chính huynh phải mang cái thân này trên suốt quảng đường đi.

Ngay lời nói ấy Sư liền lãnh hội được ý chỉ, bất chợt hươ tay múa chân. Tông Nguyên bảo:

- Bây giờ đây ông mới có thể đem thư, nên tiến tới, tôi về trước.

Tông Nguyên trở về Kỉnh Sơn. Nửa năm sau Sư mới trở lại. Ngài Diệu Hỷ vừa trông thấy Sư đã vui mừng nói:

- Gã ở Kiến Châu, lần này ông có khác!

(Truyện tranh thiền, Tổ đường Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã)

Chỉ biết ngày tháng này

Thời Lý, Phật giáo Thiền tông ở Việt nam đã khởi sắc với sự ra đời khai thị, giáo hóa của nhiều vị Thiền sư nổi tiếng. Thuộc đời thứ sáu, dòng Vô Ngôn Thông, Thiền sư Thiền Lão là một trong những vị Thiền sư nổi tiếng thời bấy giờ. Không rõ tên họ và sanh quán của Sư ở đâu. Chỉ biết Sư đến tham học với Thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu. Về sau, Sư tìm đến ở tại Từ Sơn, trụ trì chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt nam. Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa này trở thành một tùng lâm hưng thạnh.

Khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038) vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa Sư. Vua hỏi:

- Hòa thượng ở núi này đã được bao lâu?

Sư đáp:

Chỉ biết ngày tháng này
Ai rành xuân thu trước.

(Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu.)

Hoặc:

Sống ngày nay chỉ biết ngày nay,
Xuân thu ngày trước ai hay làm gì!

Vua hỏi:

- Hằng ngày Hòa thượng làm gì?

Sư đáp:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.

(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)

Vua lại hỏi:

- Có ý chỉ gì?

Sư đáp:

- Lời nhiều sau vô ích.

Vua hoát nhiên lãnh hội.

Về cung, vua sai sứ đến chùa thỉnh Sư vào triều làm cố vấn. Khi đến nơi, Sư đã viên tịch. Vua rất đỗi mến tiếc, ngự chế thi và ai vãn, sai Trung sứ đến cúng và tặng lễ, thu linh cốt xây tháp cúng dường. Tháp dựng tại cửa núi, vua còn cho trùng tu lại ngôi chùa Sư ở và sắp đặt người lo hương hỏa sớm hôm.

(Trích tTRUYỆN TRANH THIỀN Tổ đường Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã)


In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

6188449
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1995
1627
5724
6164335
46095
57488
6188449