Thầy Thích Tâm Hạnh
1. LỜI PHẬT DẠY.
Xưa kia đức Phật dạy thật đơn giản, chỉ vài lời mà nhiều người tu hành được đắc đạo. Hiện nay pháp có nhiều là do cái nhìn của người tu học Phật. Một trong những bài Kinh được nhiều người quan tâm đó là Tứ Niệm Xứ.
TT.Thích Tâm Hạnh
1. TU TẬP LÀ SỐNG ĐÚNG CHÂN LÝ, RẤT THẬT.
Sự thật luôn là sự thật. Chưa nói đến nhiều kiếp, cuộc đời đợi đến già mới biết thì đã phải trả giá quá đắt và muộn màng, không còn kịp để sửa đổi. Tu tập là một cách sống, nhưng sống thật, sống đúng để không bị những hối tiếc ân hận về sau. Vì thế, hành giả tu tập không thể dễ dãi tin vội qua cảm xúc, mà phải bằng vào nhiệt huyết và trí tuệ để chín chắn suy xét tìm ra chân lý rồi mới thực hành.
TT.Thích Tâm Hạnh giảng tại TVTL Bạch Mã
THIỀN SƯ CỨU CHỈ
(Đời thứ bảy, dòng Vô Ngôn Thông)
Chánh văn:
Sư họ Đàm, quê ở làng Phù Đàm, phủ Chu Minh. Thuở nhỏ Sư rất ham học, đọc suốt các sách Tam giáo. Một hôm, Sư tự than: “Khổng và Mặc câu chấp về lẽ Có, Lão và Trang đắm đuối về lẽ Không, những sách thế tục chẳng phải phương pháp giải thoát. Chỉ có Phật giáo chẳng kể Có hay Không, có thể liễu thoát sanh tử, nhưng phải siêng năng tu trì giữ giới thanh tịnh và tìm thiện tri thức ấn chứng mới được”.
Nhân đó Sư xả tục xuất gia, tìm đến Ấp Sơn, chùa Cảm Ứng xin làm đệ tử trưởng lão Định Hương.
TT.Thích Tâm Hạnh giảng tại TVTL Bạch Mã
THIỀN SƯ VẠN HẠNH (? – 1018)
(Đời thứ 12, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)
Chánh văn:
Sư họ Nguyễn, quê ở làng Cổ Pháp. Gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã thông minh khác thường, thông suốt Tam học và nghiên cứu Bách luận mà vẫn xem thường công danh phú quý.
TT.Thích Tâm Hạnh
Thể đạo vốn sẵn đó nơi mỗi chúng ta. Nói tiến đạo, tức là tỏ ngộ thể đạo ấy, là bản tâm chân thật chính mình. Đã sẵn đủ nơi mỗi người rồi thì lẽ ra ngay đây nhận thẳng; chỉ cần ngộ thẳng tâm này, liền là tiến đạo. Nhưng do nghiệp thức mênh mang, vọng tập ắp đầy vì thế bị chướng ngăn, che đậy; khiến cho con đường tiến đạo của chúng ta còn tùy thuộc vào một số yếu tố khác nữa, chưa thể thẳng tiến. Năm pháp dưới đây là năm nhân duyên trong những yếu tố, nhân duyên như thế, giúp cho chúng ta tu hành suôn sẻ, tiến đạo.
I. DẪN NHẬP
“Thoát trần một gót thiên nhiên,
Cái thân ngoại vật là tiên trong đời.”(Cung Oán Ngâm Khúc, Nguyễn Gia Thiều).
T. Tâm Hạnh.
I. ĐIỀU SỢ HÃI NHẤT CỦA CON NGƯỜI:
Trong đời, ai trong chúng ta cũng đều có những nỗi sợ nhất định. Kinh hoàng rõ rệt có; phân vân, miên man không rõ ràng cũng có. Rất nhiều. Nhưng do đâu khiến chúng ta phải sợ? Chúng ta sợ điều gì nhất?
Thứ nhất là sự sợ cô độc. Nếu có người phiền mình, cô lập mình hoặc nhốt mình trong một ngôi thất trong rừng vắng, cắt hết điện thoại, ti vi, không cho nói chuyện. Quý vị có sợ không? Rõ ràng đã vào chùa rồi mà còn không yên lặng được, cứ nói xôn xao, chứng tỏ mình không chịu được cô độc rồi đó.
Thầy Tâm Hạnh giảng.
Thiền sư Bổn ở Vân Cái có nói kệ:
“Một năm xuân trọn một năm xuân,
Hoa nội cỏ đồng tươi mấy lần.
Trời sáng chẳng do chuông trống động,
Trăng lên đâu phải khách đi đêm”.
Trời sáng thì trong chùa thường đánh chuông trống, nhưng có phải là trời sáng để chùa đánh chuông trống không? Không phải. Đúng thời tiết nhân duyên thì trời sáng là sáng vậy thôi. Cũng vậy, không phải trăng cố ý sáng để soi rọi cho người đi đêm mà đúng thời tiết nhân duyên thì trăng sáng. Khi mùa xuân về thì hoa nở, đó cũng là đúng thời tiết nhân duyên, chứ không phải đợi hoa nở mới có xuân.
Nhân mùa hạ này, quý vị trở lại Thiền viện Trúc Lâm, đem tịnh tài tịnh vật bằng cả tâm thành để dâng cúng lên Hòa thượng tôn sư chứng minh cùng toàn thể tăng ni ở đây. Đáp lại tấm lòng thành đó, quý Thầy sẽ đem lại của báu trong nhà trao cho quý Phật tử, quý Phật tử đồng ý không? Mình sẵn sàng nhận phải không? Nhưng của báu trong nhà thì ở ngoài vào hay ở ngay nơi chính mình? Ngay nơi mình mà sẵn sàng nhận là qua mất rồi. Cho nên hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với quý vị đề tài là “Kho báu nhà mình”.
Thầy Tâm Hạnh
Thưa quý Phật tử, chúng ta là người học thiền, tu thiền nhiều năm, quý vị cũng đã nghe định nghĩa nhiều về thiền, có khi lại thuộc lòng nhiều hơn cả quý Thầy. Có những vị rất giỏi nhưng chúng ta bị rơi vào trong lý luận, ý thức và dừng lại ở đó mãi. Biết đây là vọng tưởng, kia là chân tâm, đây là phiền não, kia là Niết bàn nhưng cứ lúng túng, quanh quẩn trong đó mãi mà không biết cách thoát ra.