Thứ Năm 25/4/2024 -- 17/3/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Kiến Phật liễu sanh tử

Thầy Tâm Hạnh giảng.

Như quý vị biết, tất cả chúng sanh còn ở trong khổ, chưa thoát được khổ là vì chưa thoát ra khỏi vòng sanh tử, còn bị cái khổ lớn của sanh tử chi phối, trói buộc. Khổ của sanh tử là cái khổ lớn nhất, từ đó kéo theo những cái khổ khác có ra. Vì vậy, muốn vượt thoát hết tất cả các nỗi khổ khác thì phải nhắm ngay cái gốc, đó là phải thoát ra khỏi cái khổ lớn của sanh tử. Khổ lớn sanh tử đã thoát thì bao nhiêu cái khổ khác không còn. Cho nên những vị tu hành miên mật thường khắc trên trán câu “Sanh tử sự đại”, có nghĩa là sanh tử là việc lớn, cần giải quyết cho xong. Chúng ta đi chùa, cũng như quý Thầy, quý cô đi tu, mục đích cũng chỉ là để giải thoát khỏi cái khổ lớn sanh tử. Vậy muốn thoát khỏi cái khổ lớn đó thì phải làm sao? Trong Kinh chúng ta tụng niệm thường có câu: “Kiến Phật liễu sanh tử”, tức là thấy được Phật thì vượt qua hết sanh tử, đó là mục đích chính của việc tu hành. Thoát được sanh tử thì mình được giải thoát, được an nhiên, tự tại mà không còn bị các khổ khác chi phối. Cho nên đề tài nói chuyện hôm nay là “Kiến Phật liễu sanh tử”.

Xem tiếp...

Tham vấn quyết nghi

Thầy Tâm Hạnh.

Thưa hỏi:
Kính bạch Thầy, chúng con là những Phật tử đã được phúc duyên nghe pháp từ Hòa thượng Ân sư cùng quý Thầy, quý Ni sư và áp dụng tu tập nhiều năm qua. Hôm nay về đây, chúng con kính thỉnh thầy nói khái quát kinh nghiệm của thầy khi ứng dụng những lời Hòa thượng đã chỉ dạy vào công phu, để chúng con có thêm kinh nghiệm tu tập cho được tiến bộ hơn.

Xem tiếp...

Phương pháp tọa thiền

Hằng ngày khi chúng ta đối duyên xúc cảnh, tâm ý dao động, từ sự dao động đó nên tâm không được khinh an. Chính ngay tâm đó mà dao động là đầu mối của phiền não sanh tử; và cũng chính ngay tâm đó mà lóng lặng, thanh tịnh khinh an là cội nguồn của Bồ đề Niết bàn. Muốn được lóng lặng nội tâm, không gì tối thắng hơn tu tập thiền. Do đó đức Phật đã phương tiện chỉ dạy thiền định để cho tâm mình trở nên an định.

Xem tiếp...

Phương pháp tu thiền


Hòa thượng Thích Thanh Từ

Tu Thiền là lối tu hướng thẳng vào nội tâm, dẹp sạch vọng tưởng suy tính của mình. Muốn dẹp sạch vọng tưởng cũng có chia phương tiện và cứu kính.
Phương tiện của Thiền là “dùng trí tuệ dẹp tình cảm”. Tức là nhìn thẳng vào sự vật quan sát phân tích để thấy sự tạm bợ giả dối của chúng, khiến lòng lạnh nhạt không còn phiền rộn say mê. Do đó, hành giả dụng công tu tập tâm để được an định.
Thiền có nhiều pháp khác nhau, có thiền ngoại đạo, thiền Phật giáo. Trong thiền Phật giáo đại loại chia làm hai: Thiền đối trị và Thiền tuyệt đối.

 

Xem tiếp...

Luân hồi, nghiệp, nhân quả - Phần 3: Luân hồi

   I.- ĐỊNH NGHĨA

     Luân-hồi dịch ở tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển). Theo chữ Hán thì Luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật dùng để hình dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sanh trong sáu cõi (lục đạo) và sự tiếp nối sanh tử, tử sinh không cùng tận trong sáu cõi ấy. Luân-hồi hay Samsara là một danh từ, một hình ảnh do Phật đặt ra, nhưng cái nội dung của nó là một sự thật, một trạng thái có thật trong cõi đời, có thể chứng nghiệm được, chứ không phải là một lý thuyết xây dựng trong không tưởng.

Xem tiếp...

Nhân quả, Nghiệp,Luân hồi: Phần 2:Nghiệp

Ngày xưa có một gã thanh niên, uất ức trước trạng huống bất công giữa loài người, muốn tìm cho ra chân lý, nên đã đến hỏi Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Đâu là nguyên nhân, là nguồn gốc của sự bất công giữa chúng sinh? Tại sao có kẻ chết yểu, có người sống lâu, có kẻ khỏe mạnh, có người tàn tật, có người đẹp đẽ, có kẻ cô độc, có người đông con, có kẻ nghèo khó, có người giàu sang, có kẻ sanh trong gia đình đê tiện, có người sanh trong dòng dõi quí phái, có kẻ ngu muội, có người khôn ngoan?

Xem tiếp...

Luân hồi, nghiệp, nhân quả - Phần 1: Luật nhân quả)

HT.Thích Thiện Hoa

Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, để giải thích sự sống. Giáo lý ấy có khi hoàn toàn dựa trên đức tín thuần túy, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường, có khi dựa trên lòng ước mơ tha thiết của loài người.

 

Xem tiếp...

Trích giảng kinh A Hàm: Kinh Rùa mù tìm bọng cây

Một hôm Phật ở Trùng Các Giảng Đường bên hồ Di Hầu, tôi nghe như vầy:
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo:  Ví như quả đất sụp thành bể cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có bộng cây nổi chỉ có một lỗ, trôi giạt trên mặt biển theo gió sang Đông Tây,
con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên tìm bộng cây, sẽ gặp được bộng cây này chăng?

Xem tiếp...

Trích giảng Kinh A Hàm: Trà lời trong im lặng

Vua Ba Tư Nặc đến hỏi đạo Tỳ Kheo Ni Khema. Vua hỏi:

-Sau khi Phật Niết bàn có còn chăng?

Xem tiếp...

Việc Của Trụ Trì

TT. Thích Tâm Hạnh

Bài viết tham dự buổi thảo luận tại Khóa họp mặt Chư Tôn Đức Trụ trì tại TV Thường Chiếu.

Trụ trì gồm những việc gì? Thiền sư Tuyết Phong nói: “Trụ trì nhiều việc”. Ngài nói với hàm ý khác, nhưng trên thực tế, Trụ trì nhiều việc thật. Như thế, có giống với thế gian bận bịu nhiều công việc hay không? 

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

439341
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
57
2424
12225
401307
64876
73473
439341