T. Tâm Hạnh.
I. ĐIỀU SỢ HÃI NHẤT CỦA CON NGƯỜI:
Trong đời, ai trong chúng ta cũng đều có những nỗi sợ nhất định. Kinh hoàng rõ rệt có; phân vân, miên man không rõ ràng cũng có. Rất nhiều. Nhưng do đâu khiến chúng ta phải sợ? Chúng ta sợ điều gì nhất?
Thứ nhất là sự sợ cô độc. Nếu có người phiền mình, cô lập mình hoặc nhốt mình trong một ngôi thất trong rừng vắng, cắt hết điện thoại, ti vi, không cho nói chuyện. Quý vị có sợ không? Rõ ràng đã vào chùa rồi mà còn không yên lặng được, cứ nói xôn xao, chứng tỏ mình không chịu được cô độc rồi đó.
Thầy Tâm Hạnh giảng.
Thiền sư Bổn ở Vân Cái có nói kệ:
“Một năm xuân trọn một năm xuân,
Hoa nội cỏ đồng tươi mấy lần.
Trời sáng chẳng do chuông trống động,
Trăng lên đâu phải khách đi đêm”.
Trời sáng thì trong chùa thường đánh chuông trống, nhưng có phải là trời sáng để chùa đánh chuông trống không? Không phải. Đúng thời tiết nhân duyên thì trời sáng là sáng vậy thôi. Cũng vậy, không phải trăng cố ý sáng để soi rọi cho người đi đêm mà đúng thời tiết nhân duyên thì trăng sáng. Khi mùa xuân về thì hoa nở, đó cũng là đúng thời tiết nhân duyên, chứ không phải đợi hoa nở mới có xuân.
Nhân mùa hạ này, quý vị trở lại Thiền viện Trúc Lâm, đem tịnh tài tịnh vật bằng cả tâm thành để dâng cúng lên Hòa thượng tôn sư chứng minh cùng toàn thể tăng ni ở đây. Đáp lại tấm lòng thành đó, quý Thầy sẽ đem lại của báu trong nhà trao cho quý Phật tử, quý Phật tử đồng ý không? Mình sẵn sàng nhận phải không? Nhưng của báu trong nhà thì ở ngoài vào hay ở ngay nơi chính mình? Ngay nơi mình mà sẵn sàng nhận là qua mất rồi. Cho nên hôm nay chúng tôi sẽ nói chuyện với quý vị đề tài là “Kho báu nhà mình”.
Thầy Tâm Hạnh
Thưa quý Phật tử, chúng ta là người học thiền, tu thiền nhiều năm, quý vị cũng đã nghe định nghĩa nhiều về thiền, có khi lại thuộc lòng nhiều hơn cả quý Thầy. Có những vị rất giỏi nhưng chúng ta bị rơi vào trong lý luận, ý thức và dừng lại ở đó mãi. Biết đây là vọng tưởng, kia là chân tâm, đây là phiền não, kia là Niết bàn nhưng cứ lúng túng, quanh quẩn trong đó mãi mà không biết cách thoát ra.
ĐĐ. Thích Tâm Hạnh.
I/ DẪN NHẬP.
Thông thường khi ra tiếp khách, bao giờ chúng ta cũng tươm tất, lịch sự, nhã nhặn, ôn hòa hơn khi ở trong phòng một mình. Đó là tập tính, thói quen của mỗi con người, sống theo hoàn cảnh, bị hoàn cảnh chi phối dẫn đến trong lòng khác với ngoài mặt, chưa thật sự sống là chính mình.
ĐĐ.Thích Tâm Hạnh.
Trong những lần được hầu chuyện và thưa hỏi đạo lý, Hòa thượng ân sư đã chỉ dạy và nhấn mạnh giá trị của sự tu tập để sách tấn quý thầy. Có lần Ngài nói: “Tôi thấy mấy chú bây giờ còn trẻ mà sao để thời giờ phí quá!”. Đang lắng nghe nói về giá trị đạo lý, bất chợt Hòa thượng bảo “sao để thời giờ phí quá”, quý thầy giựt mình. Tự trong sâu thẳm lòng mình thôi thúc tôi tự hỏi:
Thầy Tâm Hạnh giảng.
Trước khi bắt đầu buổi sinh hoạt hôm nay, quý Thầy xin kể một câu chuyện thế này: Thuở xưa, tại vương quốc nọ, có ông vua trị vì một đất nước rất giàu có và xinh đẹp, nhưng có lẽ đẹp nhất là ba bà hoàng hậu của vua. Ba người này có tài sắc ngang nhau nên rất được vua sủng ái. Cuộc sống cứ thế yên bình cho đến một hôm, bất thần ông vua nảy ra ý định muốn tìm ra một người đẹp nhất trong ba bà hoàng hậu. Khi hỏi tất cả các cung phi thì ai cũng nói ba bà đẹp ngang nhau. Cuối cùng, vua mang chuyện này ra hỏi triều đình thì ai cũng bảo như thế, không ai hơn ai. Lúc bấy giờ, có vị quan tể tướng khuyên vua nên dừng việc này lại, vì không lợi ích gì, nếu tiếp tục, e sẽ xảy ra những chuyện không lường trước được. Vua không những không nghe mà còn nổi giận, yêu cầu vị tể tướng này phải làm cho ra ai là người đẹp nhất. Vị tể tướng suy nghĩ một lúc rồi nói, việc đánh giá phân biệt đẹp xấu không phải là việc của người làm quan mà để cho mấy ông thầy bói. Một vị thầy bói nổi tiếng nhất thành được mời vào để xem dung nhan của ba bà. Xong, ông thầy bói cũng im lặng, xin về xem lại tài liệu rồi trả lời sau. Vị tể tướng nói nhỏ với vua rằng, việc nhận xét đẹp xấu tùy theo nhận định của mỗi người, nhưng vì sợ ý của các bà nên không ai dám nói ra, có thể ông thầy bói cũng như vậy, không dám nói ai đẹp hơn. Vị quan bèn gợi ý vua viết ba bức thư giả mạo của ba bà, hẹn tới ba nơi khác nhau, nếu ông thầy bói đến chỗ hẹn của bà nào thì bà đó là người đẹp nhất. Vua làm đúng theo lời tể tướng. Quả nhiên, hôm sau, ông thầy bói tới chỗ một bà. Vua biết được bà đó đẹp nhất, từ đó sủng ái bà này mà lơ là hai bà kia. Vì bị bỏ rơi nên hai bà tức giận và ghen ghét, tìm cách bỏ thuốc độc cho bà đẹp nhất chết. Sau khi bà này qua đời, mọi chuyện cũng bị bại lộ, ông vua tức giận chém luôn hai bà còn lại.
Thầy Tâm Hạnh giảng.
Hôm nay là ngày 14 tháng 8, là ngày Tết Trung Thu. Nhắc đến Trung thu thì người ta thường nhớ đến trăng. Quý vị còn nhớ năm ngoái (2003), cũng vào dịp Trung Thu này, chúng ta đã bàn về Trăng Thu rồi. Cho đến nay là tròn một năm, quý vị đã ngắm được vầng Trăng Thu đó trọn vẹn chưa? Tuy chưa ngắm được trọn vẹn, nhưng thỉnh thoảng mình cũng có ngắm được phần nào chút chút, rồi sau đó mây nó bay qua che khuất lại, phải không? Nhưng khi đang bị mây che thì trăng có bị mất đi đâu không? Trăng thì luôn luôn là sẵn đó, lúc nào cũng đang sáng tỏ, nhưng do vì mây che cho nên chúng ta không thấy được thôi. Cũng vậy, bản tâm chân thật của mỗi chúng ta khi nào cũng sẵn đó, nhưng do mây mờ của ngoại duyên, vọng tưởng che khuất nên chưa thể nhận lại được vầng trăng chân thật của mình một cách trọn vẹn.
Vậy thì, nếu muốn ngắm, muốn thể nhận vầng Trăng Thu sáng tròn, mầu nhiệm đó thì chúng ta phải vạch mây, xua mây để thấy vầng trăng ấy, hay là không cần vạch mây để thể nhận vầng Trăng Thu đặc biệt đó?
Thích Tâm Hạnh
A. TINH THẦN PHẢN QUAN VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ:
Khi còn là Thái tử, Vua Trần Nhân Tông được vua cha là Thánh Tông giao cho Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ chỉ dạy Thiền. Một hôm, Thái tử hỏi:
- Bổn phận và tông chỉ người tu Thiền là thế nào?
Thượng sĩ đáp:
- Phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tùng tha đắc. (Xoay lại chính mình là phận sự chính, chẳng từ nơi khác mà được).
Ngay đó, Vua Trần Nhân Tông lãnh hội ý chỉ, hằng ngày ứng dụng tu hành.
Thầy Tâm Hạnh giảng.
1. Thiền là gì?
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té. Vì quý vị muốn ngồi thiền cho nên quý Thầy sẽ nói sơ qua lý do tại sao chúng ta ngồi thiền, ngồi như thế nào, có những sự chuẩn bị gì, rồi trong khi ngồi chúng ta phải dụng công như thế nào…. Khi quý vị nắm vững, hiểu rõ rồi thì khi ngồi sẽ có sự phấn chấn, có lòng thiết tha, từ đó sự tu hành sẽ dễ tiến bộ hơn. Cụ thể là trước tiên mình phải hiểu thiền là gì, sau đó ứng dụng tọa thiền mới có kết quả tốt.