TT.Thích Tâm Hạnh nói chuyện với giới trẻ tại Melbourne - Úc
I. DẪN NHẬP.
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, có nhiều thứ đến độ dư thừa. Nhưng vẫn chưa đủ cho con người sống đời hoàn hảo, tốt đẹp; vẫn còn đó nhiều vấn nạn và bất cập. Vậy, thực chất con người cần gì?
(Venerable Tâm Hạnh’s Speech to Vietnamese Australian Youth Melbourne, Australia - 2019
I. INTRODUCTION
Our society nowadays is developing further and further day-by-day. Many things are supplied in surplus. Regardless of such abundance, however, people are still fundamentally unhappy and unsatisfied. Problems are still in existence in society.
What do people really need?
II. BIỂU ĐỒ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI.
Trong cuộc sống, đôi lúc thấy yên bình; trạng thái này có thể biểu thị bằng một đường thẳng. Có khi được may mắn, vui tươi; biểu đồ lúc này như một nhánh parapol hướng lên. Và rồi cũng có đôi khi bị thất bại, buồn chán; chúng ta vẽ nên một nhánh parapol ngược lại, hướng xuống. Cuộc đời của mỗi con người luôn nổi trôi, bấp bênh với những đường vẽ như biểu đồ ấy hoặc phức tạp hơn. Biết lo cho mình, con người sẽ điều chỉnh làm sao cho biểu đồ cuộc sống ấy chỉ có đường thẳng của yên bình hoặc nhánh parapol hướng lên. Đồng thời, nếu nhỡ rơi vào khúc quanh như nhánh parapol hướng xuống thì phải đối diện với nó như thế nào. Sự cần thiết cho cuộc sống này là mỗi người phải biết cách để điều chỉnh biểu đồ cuộc sống của mình và hỗ trợ cho người khác một cách tốt nhất.
II. THE HUMAN LIFE’S GRAPH
There will be times in our life when we are in peace. This situation can be represented as a straight flat line in the graph of our life. There are also times when we are in luck, things turn out in our favor and we are happy. Such times can be represented as a parabola going upward in the graph of our life. We will also have to go through failure and will face despair at some stage. This can be represented as a parabola going downward in the graph of our life. The life of each person can be generalized by this graph. It is unstable and precarious. It is like the representation of the life graph, though it might be more complicated. Seeking to improve the quality of our life, we will try to find a way to adjust our life graph so that it is either a peaceful straight flat line or the parabola that is going upward. We also will have to learn how to handle the life unfortunate events when the parabola of their life is going downward. It is necessary for each of us to adjust our own life graph and to help those around us as much as we can.
III. ĐIỀU CẦN THIẾT CHO CUỘC SỐNG CON NGƯỜI.
Xét ra, con người có rất nhiều điều cần thiết trong cuộc sống. Nhưng chung quy lại không ra ngoài ba phần chính, là mức sống, chất lượng sống và sống có chất.
III. THE NEEDS OF A HUMAN LIFE
Observing those around us, we can see that people do have a lot of needs in life. However, in summary we can gather these needs into three groups: The standards of living, the quality of living and substance of living (life fulfillments
1.MỨC SỐNG: Là đời sống vật chất.
Không có một thứ gì ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống, tất cả đều từ trí tuệ con người làm nên. Bất kỳ một sự thể gì muốn thành tựu đều nhờ vào nhiều yếu tố, nhưng chung quy lại không ra ngoài hai nhóm chính, đó là chủ quan và khách quan. Vật chất cần thiết cho con người cũng tương tự.
a/ Yếu tố chủ quan:
Muốn làm nên mọi thứ trong đời, đều bắt đầu bằng trí tuệ, kỹ năng và sự nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, có khi đã cố gắng hết sức, mọi chuyện tưởng chừng trong tầm tay, nhưng rồi bị vuột đi bởi một lý do mà nhiều người vẫn thường nhắc đến, đó là thiếu may mắn.
b/ Yếu tố khách quan: May mắn.
May mắn là cách nói chung chung thông thường của thế gian. Với người thấy rõ hơn, đặc biệt là trong nhà Phật thì may mắn chính là do phước đức mà có.
Song song với trí tuệ, kỹ năng và sự nỗ lực của bản thân, muốn thành tựu mọi điều trong cuộc sống còn cần đến may mắn (phước đức) và không bị tai họa. Mà muốn có may mắn (phước đức) thì cần sống tốt và làm những điều tốt đẹp có ích cho cuộc sống. Muốn không bị xui rủi, tai họa thì không làm những điều xấu ác. Nhưng để làm được nhiều điều tốt đẹp có ích cho cuộc sống, không làm những điều xấu ác thì tâm mình phải rộng lớn (quảng đại), tha thứ và bao dung. Một khi lòng mình đạt được như thế thì tự nhiên muốn làm những điều thiện, không thể nghĩ ác cho người khác. Phước đức từ đây mà được lớn rộng, là nhiều may mắn; những điều xấu ác tự dứt trừ, là giảm thiểu hoặc không bị xui rủi. Mọi sự may mắn, phước đức đều bắt nguồn từ một tâm thái rộng lớn thênh thang này.
c/ Tóm kết.
Trí tuệ, kỹ năng, sự nỗ lực cộng với phước đức (may mắn) có tính chất quyết định đến đời sống vật chất con người cao hay thấp. Biết vậy rồi, khi nhìn lên thấy người khác có đời sống khá giả hơn mình, chúng ta không tự ty, chán nản. Nếu nhìn xuống thấy mình hơn người khác, cũng không lấy làm hãnh diện, tự cao. Biết rằng, muốn cuộc sống mình tốt hơn, cần phải sống và làm việc đúng nguyên lý: trau dồi trí tuệ, kỹ năng; cố gắng nỗi lực nhiều hơn; để tâm rộng lớn và làm những điều tốt trong thanh tịnh, hoan hỷ.
1. THE STANDARDS OF LIVING
The standards of living are the level of wealth, comfort, material goods, and necessities available.
Nothing in life comes into existence out of nothing. There is certainly an underlying cause. Upon deeper reflection one can see, it is a fact that everything comes from or is created by the human mind. All achievements in life are dependent on many factors; and these factors can be classified into two groups: The subjective factors and the objective factors.
a.The subjective factors:
All achievements in life seem to be attributed to a person’s intelligence, his skills and effort.
However, regardless of such factors, there will be times even though when one’s commitment is at its utmost level, and the results seem to be within reach; things still slip through. What is the reason for such unexpected situation?
There is one reason for this. The reason is normally referred to as ‘lack of luck’.
b. The objective factors: Luck
Luck is a common way to express when favorable conditions are with a person. For those who can see more, especially in Buddhism, luck or favorable conditions are brought about by one’s merits.
Together with a person’s intelligence, skills and effort, all achievements of a person also need some luck or merits. Luck or merits are cultivated through acts of kindness towards others. In order to avoid unlucky happenings or life disasters, one must not conduct cruel and bad deeds. However, in order to be able to live a good useful life and to abstain oneself from cruel and bad deeds, one has to have an all-embracing open mind that is generous, able to forgive and tolerant. When one’s mind is like that, one will naturally be willing to do good things for others. He will not be able to even think of bad things towards others. From here, with such a mind, merits will be cultivated. Unfavorable happenings or disasters will be lessened or even ended. All merits or luck originated from such a spacious all-embracing mind.
c. Summary:
A person’s intelligence, skills and effort together with his merits (luck) will determine his living conditions, high or low. Knowing that one’s life situation will be entirely dependent upon oneself, one will not then feel any less worthy or hopeless when others are doing better than him. On the contrary, seeing someone in a worse off situation, one will not feel too proud or think too highly of oneself. Knowing that the current living conditions of a person are entirely dependent on how one lives or works by the principle mentioned above, one will then start to focus more on the cultivation of his intelligence and skills; be more committed to his endeavors. Out of peace and joy, he will also learn to open up his heart and to serve others happily and willingly.
2.CHẤT LƯỢNG SỐNG: Gồm có mức sống (đời sống vật chất) và tinh thần.
Song song với vật chất, con người còn có đời sống tinh thần. Hai điều này có sự tác động tương quan mật thiết lẫn nhau.
2. QUALITY OF LIFE: Comprises of the standards of living and the inner life.
Apart from the material aspect of life, one also has an inner life. These two aspects do mutually affect each other.
a/ Nặng vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần.
Nếu đời sống nặng về vật chất, chỉ biết lo tiền tài, danh vọng, ăn ngủ, thụ hưởng cho bản thân mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần thì mọi người thường cho đây chỉ là cục thịt sống. Một khi đã quan niệm và sống như thế thì sẽ dễ quên nhân phẩm đạo đức, từ đó sống và làm việc dễ dẫn đến sai lầm và tạo các điều không tốt cho bản thân và người khác.
Khi vật chất phát triển mà đạo đức và đời sống tinh thần không theo kịp thì dễ bị tai họa, để lại nhiều vấn nạn xã hội. Hiện nay, đời sống được nhiều tiện ích hỗ trợ thì lẽ ra con người sẽ được thảnh thơi, thoải mái. Nhưng ngược lại, khi xã hội càng phát triển, đời sống càng được công nghệ hỗ trợ nhiều tiện ích thì con người lại càng bận rộn, căng thẳng, có khi còn bị nhiều căn bệnh của thời đại. Thử hỏi sự phát triển và tiện ích ấy đang phục vụ cho ai, về điều gì, mặt nào?
b/ Đời sống tinh thần: Nhớ vui.
Trong cuộc sống chúng ta thường hay bị căng thẳng là do quên vui. Gặp một việc trái ý, liền bực mình; có những điều chưa cần nói, nhưng vẫn ào ào dành nói để phải đưa đến xung đột; có những việc chưa sai, nhưng chỉ chưa hợp với ý mình cũng sân si, nổi nóng... Tất cả những đối diện trong cuộc sống chúng ta luôn cài đặt (setup) mặc định (Default) cho mình một lập trình là căng thẳng, quên vui, từ đó khi nào cũng cảm thấy đang căng trong đầu, không có được một đời sống tinh thần tốt. Muốn tốt, chỉ cần Fomat và cài đặt (setup) lại một việc (phầm mềm: software) duy nhất là “nhớ vui”.
c/ Cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần.
Nếu một đời sống nặng về vật chất, không có lý tưởng thì sẽ vô cảm, không khác nào cục thịt biết sống. Ngược lại, nếu chỉ một bề thiên hướng về tinh thần thì dễ rơi vào ảo tưởng, thiếu thực tiễn, viễn vông. Khéo cân bằng giữa đời sống tinh thần và vật chất, con người sẽ có sự thấy biết đúng đắn, có một cuộc sống hoàn hảo, trọn vẹn.
d/ Vật chất có giá trị tác động đến đời sống tinh thần.
Khi nghe tin bão lũ sắp đến, nếu có ngôi nhà kiên cố sẽ giúp con người tự tin hơn. Khi nghe tin tiền điện, tiền gas... chuẩn bị tăng, với người có tài sản tiền bạc dồi dào sẽ bớt lo lắng. Nghèo thiếu thường khiến cho mọi người cảm thấy đau khổ. Khi gặp nghịch cảnh, con người thường quen thấy khổ đau mà quên nhìn theo mặt tích cực.
- Giá trị vật chất tác động đến tinh thần theo chiều hướng tiêu cực:
Khi gặp thuận cảnh, may mắn thì cảm thấy thích thú, có khi tự cao. Đến khi gặp nghịch cảnh thì cảm thấy ê chề, chán nản, đôi khi không còn muốn sống.
- Giá trị vật chất tác động đến tinh thần theo chiều hướng tích cực:
Khi gặp thuận cảnh, may mắn thì cẩn thận, không để rơi vào con đường hư đốn, sa đọa, mất đạo đức. Nếu phải đối diện với nghịch cảnh thì thấy đây là cơ hội tốt để cố gắng rèn luyện, thăng tiến. Có nhiều điều tốt, nhiều giá trị chỉ có khi trải qua thử thách của nghịch cảnh chứ không có trong những thành công, êm ái.
e/ Vật chất không có giá trị tác động đến đời sống tinh thần.
e1/ Không để vật chất tác động đến đời sống tinh thần.
Vật chất sẽ là đích đến của những người thiếu thông minh, và nó chỉ là phương tiện của những ai có trí tuệ. Ăn để sống chứ không phải sống để ăn. Vật chất chỉ có giá trị duy trì sự sống, và sống như thế nào mới là điều cần thiết chứ không chỉ sống vì vật chất, bị vật chất chi phối. Để cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị, con người cần sống hướng thượng, có lý tưởng. Muốn vậy, không nên để vật chất tác động đến đời sống tinh thần.
e2/ Vật chất không còn đủ giá trị để chi phối đời sống tinh thần.
Một khi đã ăn no món ngon, sẽ không còn thèm đến những thứ tầm thường khác. Một khi có lý tưởng sống đủ cao, có đời sống tinh thần viên mãn, con người không còn bị vật chất chi phối. Thực tế là khi ở vào trạng thái an lặng tuyệt đối để sống thì vật chất không còn đủ giá trị để chi phối nữa. Đổi lại, con người sẽ sống và làm việc rất tích cực, với một tinh thần hy sinh, cho ra, vì người, vì cuộc đời thực sự. Chúng ta có được một cuộc sống viên mãn.
a. Living a materialistic life with little attention to the inner life:
People often regard a person who only seeks to maximize his gratification or satisfaction through wealth, fame, fine food, physical pleasures and comfort, and does not care about his inner life as ‘a live chunk of meat’. A person who thinks and lives as such will surely does not think of those values and virtues upheld by mankind. His deeds will surely harm not only himself but also others.
In society, when the material world is far advanced but virtues and the inner life are neglected or lagged behind, social problems and disasters will definitely take place.
Nowadays, our life is far more convenient because it is very well supported in many ways technologically. People then should feel more relaxed and at ease. However, on the contrary, life has become somehow busier and more stressed. Many human psychological disorders have been created in today’s society. The questions here are: To whom does the technological advancement intend to serve and what has it actually done to mankind?
b. Inner life: Remember to live with a happy attitude
We often become stressed in our daily life simply because we forget to be happy. Facing with something not to our liking, we immediately become irritated. We love to talk. We want to talk so much. We want to talk first, before anyone else, and often enough what we said brought about misunderstanding and conflicts. There are things, which are not even wrong, but they are just not the way we want them to be. We are also upset or even angry with all these. We are so well ‘set-up as default’ to react to the things in our life like that. We are, with such a mindset, would always feel stressed and cannot live a life of inner peace.
All we need to do is to ‘reformat and set-up’ our mind again, ‘Remember To Be Happy’
c. Balance between the material life and inner life:
A person who is too materialistic and does not have lofty ideals will lose his feelings and concerns for others. A person like that is not much different to ‘ a live chunk of meat’. On the other hand, a person, who only draws his attention to his inner life, will then become delusional and impractical. Having a good balance between the two, one will then have the balanced right view. He will also live a life of higher quality and substance.
d. Material can affect the inner life:
The news about a possible very strong storm and flood coming to the area will not make a person with a solidly built house worried. The potential increase in the electricity and gas price will not be much of a concern for a wealthy person. Poverty does bring unhappiness to some people. Facing challenges in life, people often feel negative and miserable, and forget to see the positive aspects of the situation at hand.
A pessimistic attitude toward life challenges:
When things in life are fortunate and successful, many people can become satisfied or even overly proud. When things are not as what they would hope for, many people also then will feel desperate and hopeless. The level of suffering sometimes can even be suicidal.
An optimistic attitude toward life challenges:
When things in life are fortunate and successful, we should be wary to keep ourselves from doing the bad things or indulgence lacking of values and virtues. If we have to face with challenges, we will take them as a rare excellent opportunity to train and better ourselves. There are certain good things and values, which only show themselves in hardships and challenges.
They do not reveal in the presence of success and comfort.
e. Material conditions do not affect the inner life:
e.1. Do not let the material conditions affect your inner life:
Material is the goal for an unintelligent man and a means for a wise one. We eat to live. We do not live to eat. The purpose of material availability is to maintain life. How one lives is more important. One should not live just for the material gain, and hence being controlled by the material world. To live a meaningful life that has values, one needs to have higher ideals. One must also seek to better himself and should not let the material world consume him.
e.2. Material loses its power to influence the inner life.
When a person is satisfied with a fine meal, he will not want to eat any more street food. When one’s ideals are genuine and sincere, and his inner life’s ideals are fulfilled, he then will not be easily influenced by the world of materials. It is a fact that when a person can dwell deeply in the silence of his mind and live out his life from there, the material world will lose its appeal to such a person. More than that, this person will be able to live and work actively. He can sacrifice. He can truly give without regret, work for the sake of others and for life. This person will have a fulfilled life.
3.SỐNG CÓ CHẤT: Hệ giá trị cuộc sống.
3. LIVING A LIFE WITH SUBSTANCE: System of values
a/ Sống tốt, có đạo đức, lương tâm:
Sẽ có nhiều định nghĩa hay và đẹp về đạo đức lương tâm. Nhưng đời sống lương tâm đạo đức có khi không nằm trên những chữ nghĩa ấy. Chỉ cần đặt mình vào tâm trạng của người khác để hiểu và cảm thông, lương tâm đạo đức nơi mỗi người tự trỗi dậy. Một bác sĩ biết đặt mình vào tâm trạng của bệnh nhân, sẽ biết rằng ai bệnh cũng đau đớn, lo âu. Nếu mình bị bệnh cũng như vậy. Từ đó, ngoài công việc chuyên môn, bác sĩ này còn có tâm cảm thông, chia sẻ, an ủi bệnh nhân, tận tụy trong công việc. Nhờ vậy, người bệnh cảm thấy được an tâm, bớt đau đớn... Bác sĩ này đã có một đời sống đầy lương tâm và đạo đức, xứng với câu “lương y như từ mẫu” (Thầy thuốc như mẹ hiền).
b/ Sống tích cực, có ý nghĩa: Là biến suy nghĩ tốt thành hành động.
Đây là một cuộc sống cao thượng, không còn giới hạn trong phạm trù của vật chất; mà vật chất, tinh thần và trí tuệ đều có mặt, xuất hiện đầy đủ trong cách nghĩ, hành động và việc làm. Một bác sĩ đi làm cả ngày về khá mệt mỏi, nhưng nghe người nhà bên cạnh đột nhiên bị bạo bệnh cấp cứu. Nếu chỉ sống tốt và hướng đến thành đạt thôi thì vị bác sĩ này bảo mọi người đi bệnh viện là xong. Nhưng là một bác sĩ sống tích cực có ý nghĩa thì sẽ nghĩ rằng, mình mệt nhưng chưa phải là sắp chết như người cạnh nhà; liền đích thân sang thăm khám, sơ cứu và sắp xếp việc đi viện một cách chu đáo; thường xuyên liên lạc hỏi thăm kết quả điều trị... Nếu có một bác sĩ giỏi và nhiệt tâm như thế, ai cũng cảm kích, mến phục. Với nhiều việc làm tích cực tương tự, khi già yếu nhớ lại, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời mình sống qua thật là ý vị. Đó là một cuộc sống tích cực, có ý nghĩa.
c/ Tóm lại:
Trong cuộc sống, không những chỉ sống thành đạt mà chúng ta phải biết sống tốt, có đạo đức, lương tâm. Không những sống tốt, có đạo đức, lương tâm mà còn phải sống tích cực, có ý nghĩa... Phấn đấu tăng dần trong nếp nghĩ và cách làm như vậy, phước đức, trí tuệ cũng theo đó được tăng trưởng thì cuộc sống của chúng ta nhất định mỗi ngày một thăng tiến.
a. Living a virtuous life with good conscience:
There will be a lot of good and beautiful definitions for virtues and conscience. However, real life virtues and conscience do not have much to do with those words. If one will only put himself in other people’s shoes to understand and have sympathy for others, then one’s conscience and virtues will naturally come alive by themselves. A doctor, who can put himself in his patient’s situation, will understand that pain and worries are common for patients, and he would be the same if he were sick. With such understanding, from then on apart from his professional role, this doctor would be more sympathetic towards his patients. He will be able to share with them their suffering and to genuinely comfort them. This is a conscientious doctor. Being taken care by such a doctor, a patient will feel more assured, and thereby, his suffering will be lessened. This doctor has lived a virtuous life with good conscience.
b. Living a proactive and meaningful life: Turning the good thoughts into good deeds
A lofty life is one that is not bounded by material. The material aspect, the inner life and intelligence shall all be reflected in the thoughts and actions of a person, who is not held down by the material world. A doctor after a long, tiring day at work has just returned home. Before he could have some time to rest, he learns that his neighbor is seriously ill and is in critical condition. For a doctor who is more career-oriented and only tries to do the right things, no more than that, he would easily advise the neighbor to be taken to the hospital. On the other hand, a pro-active doctor living a meaningful life would have thought totally in different way: ‘I am tired but my situation is not as critical as my neighbor’. He would then come over to assess his neighbor conditions and do all what he can to ensure the safety of his neighbor. He would also take the initiative to make all the necessary arrangements carefully. Subsequently he would also call to check on the progress of his neighbor. Such a capable and conscientious doctor would have been much appreciated, loved and respected by everyone. With many such unconditional acts of kindness, toward the later part of one’s life, looking back one would feel happy with the life he has lived. Such a life is a pro-active meaningful life.
c. Summary:
In life, one should not only aim for personal success but to live a good virtuous and conscientious life. More than that, one should lead a pro-active meaningful life. One should progressively try to better oneself in thoughts and actions. Merits and intelligence along with such a way of life will be cultivated and grow further; hence one’s life will be uplifted.
IV.THỰC TẬP THIỀN.
Nếu khéo thực tập thiền đúng phương pháp, thân tâm của con người sẽ được chuyển hóa theo chiều hướng tích cực. Thân được khỏe và an, tâm được định, trí tuệ sáng suốt, tinh thần hoan hỷ tươi vui, tràn đầy nhựa sống. Đây là nguồn cơn của hạnh phúc, là cội gốc để khai thông cuộc sống, không còn bị bế tắc.
Khi thân an, tâm lạc, lòng hoan hỷ vô biên, lòng người tự trở nên rộng lớn, con người thường trở nên vĩ đại, sống tích cực, sống vì người khác nhiều hơn cho bản thân mình. Cội nguồn phước đức từ đây mà được tăng trưởng (lớn thêm lên).
Tâm đã lặng, trí đã sáng, đây là cội nguồn của trí tuệ; là điều kiện tốt để trí tuệ phát huy đúng mức của nó. Cũng từ đây, khi đối diện mọi tình huống, liền đó có trí tuệ sáng suốt, nhận ra và giải quyết mọi vấn đề một cách hoàn hảo, kịp thời, đó là thời trí, là nguồn cơn của mọi kỹ năng. Bằng cách này, con người sẽ phát huy được trí tuệ và kỹ năng đến mức trọn vẹn, kịp thời và có đủ năng lực để nỗ lực trên mọi phương diện đến mức cao nhất. Mới thấy, tất cả những gì cần thiết cho con người đều do thực tập thiền, đều từ một tâm thiền mà có ra.
Biết thực tập thiền, khéo ứng dụng tâm thiền để sống và sinh hoạt, con người sẽ có đầy đủ những yếu tố để thành tựu, đó là biết điều chỉnh biểu đồ cuộc sống của mình theo chiều hướng yên bình và ngày càng thăng tiến, đi lên. Nếu nhỡ có lúc gặp phải chuyện không may của biểu đồ đi xuống, nhờ vào định lực, tuệ lực, vô biên lực của tâm thiền giúp cho chúng ta cảm thấy bình thản, bình thường, không có gì chi phối được. Nhờ thực tập thiền, chúng ta điều chỉnh được biểu đồ cuộc đời một cách hoàn hảo nhất.
IV. MEDITATION PRACTICE
If the meditation practice is properly guided and regular; then both the physical wellbeing and mind of a person will undergo a change for the better. He will feel healthier physically. His mind will be more still and intelligence will shine itself through. He will also become more energetic, joyful, and happier. Meditation fundamentally is the source of all solutions to life problems.
When one is immensely peaceful, happy and joyful, his mind will naturally become more spacious. He will become a great being living proactively for other people rather than just for his own self. The origin of all merits grows from here.
When one’s mind is still, it will gain clarity. Stillness is the origin and conducive for the intelligence to manifest in its full potential.
In stillness, when facing with a problem at hand, the mind will understand and know the best possible solution to the problem. This mind can be referred to as ‘the timely intelligence’. It is the source of all skill learning. By this approach, one will cultivate his intelligence and skill timely and optimally. One will be capable to commit in anything at its highest level. So all factors for a high quality and fulfilled life come from this Zen mind, the mind that can be revealed through meditation practice.
With skillful application, that is the ability to live, think and act out from this Zen mind, one will then have all the required factors to success. He will then be able to adjust his life graph into a peaceful flat straight line or the upward parabola. With a still, attentive and intelligent mind, he will also be able to maintain his calmness and not be disturbed in the face of all sorts of life problems. With meditation we will be able to optimize our life graph the way we want it to be.
V.KẾT LUẬN.
Khi thân đã an, tâm đã lạc, niềm hoan hỷ vô biên, lòng người theo đó cũng lớn rộng thênh thang không tính kể. Đây là nguồn cơn của phước đức, may mắn.
Tâm đã an định, trí tuệ được phát huy đúng mức, sáng ra, kỹ năng cũng theo đó được phát huy kịp thời, đầy đủ. Năng lượng sống dồi dào, sự nỗ lực theo đó cũng đạt đến độ tột cùng.
Phước đức đã rộng lớn, may mắn nhiều. Trí tuệ sáng suốt, kỹ năng phong phú, chuyên nghiệp, kịp thời, cộng với sự nỗ lực không biết mệt mỏi của bản thân mà không đưa đến thành đạt, chưa thấy điều ấy bao giờ!
V. CONCLUSION
When one is deeply peaceful, happy and joyful, his mind naturally will open up and become all embracing. This all-embracing mind is the source of all merits or luck. In stillness, intelligence by itself will shine through; one’s skill will also can be learnt naturally and develop timely to its full potential. With high energy one will also be able to commit more effectively to any endeavor.
A person with a wealth of cultivated merits or a lot of lucks, who is intelligent, professional and well trained in his field, if he acts timely and is tirelessly committed to his endeavors, he still cannot succeed – there will never be such a case!