Thầy Thích Tâm Hạnh
1. XUẤT XỨ
Trà đạo phát xuất từ tính chất nghệ thuật Thiền của Nhật Bản.
Thiền vốn là tâm thể lặng sáng biết khắp sẵn vậy nơi mỗi người. Trên tâm thể cứu cánh giác ngộ ấy thì Thiền là Thiền, không phân chia là Thiền Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam. Nhưng về mặt phương tiện giáo hóa thì cần phải khế cơ.
Đất trời ấm áp, cây cỏ nẩy lộc đâm chồi. Không ai bảo ai, nhưng lòng người ai nấy đều bớt hối hả. Sống chậm lại, lắng lại, cởi mở, tươi vui, tha thứ, bao dung. Tất cả đã tạo nên mùa xuân, gác lại mọi điều chưa ổn của quá khứ để bắt đầu cho một sức sống mới. Nếu ai khéo sống, không đợi năm hết tết đến mà quanh năm, giờ khắc nào cũng có thể tự mình sống bằng sức sống xuân như thế.
Là cách diễn đạt về một mệnh đề để người nghe nhận hiểu và ghi nhớ.
Thầy Thích Tâm Hạnh
Một chân lý nếu không sâu sát giải quyết chuyện của kiếp người, sẽ viển vông, huyễn hoặc, xa vời, thiếu thực tiễn, mọi người không quan tâm, không hưởng ứng và đón nhận. Một trong những điểm đặc biệt đã trở thành một chân lý của Phật giáo Thiền tông đời Trần mãi đến sau này nhiều người vẫn thường quan tâm và muốn nghiên cứu, ứng dụng, đó là tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Các Thiền sư sau khi tu hành đắc đạo, đi vào trong đời làm lợi ích chúng sanh mà không bị bụi trần dính nhiễm. Nói một cách ngắn gọn theo kiểu nhân gian thường gọi, là “hòa mà không tan.”
TT.Thích Tâm Hạnh
Đã bao giờ chúng ta tự đặt lại câu hỏi để định vị hướng tiến nghe nhìn cho mình: “Chúng ta đang chỉ một bề nghe theo người khác nói, hay nói cho người khác nghe”?
1. NGHE NGƯỜI KHÁC NÓI.
Không xác định lập trường để có hướng sống nghe nhìn cho rõ ràng, chúng ta dễ rơi vào hạng người chỉ biết nghe theo người khác nói mà không có gì là chính mình. Trong mình chỉ là một sự rỗng tuếch với những thứ hỗn tạp ngày nào cũng vội vã gom về, chưa kịp chọn lựa ra.