Thứ Năm 18/4/2024 -- 10/3/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Biết Có Chân Tâm

 

TT.Thích Tâm Hạnh

Hòa thượng Tôn sư thượng Thanh hạ Từ, Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm đã tiếp nối phục hưng Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, cho pháp Thiền nước Việt sáng lại trong thời kỳ đương đại của thế kỷ 20 – 21 này. Ngài uyển chuyển lập này phương tiện, giúp nhiều người trên mọi miền đất nước và khắp nơi trên thế giới biết đến Thiền tông Việt Nam, quy hướng tu tập, đạt được những lợi lạc nhất định. Đến nay, thiền được phổ cập, nhiều người thấm nhuần thiền cho nên rốt sau Ngài nói thẳng “Ngay thấy nghe biết, chân tâm đang hiện tiền”.[1]

Xem tiếp...

Tri Hành Hợp Nhất

TT.Thích Tâm Hạnh.

1. DẪN NHẬP.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13. Đến thời Nhị Tổ Pháp Loa, Thiền phái được phát huy rực rỡ lên một tầm cao mới, Phật giáo bấy giờ trở thành quốc giáo.

 

Xem tiếp...

Biết Vọng Liền Là Chân

Thầy Tâm Hạnh

1. DẪN NHẬP.

Quên tâm này gọi là mê, nhận lại bản tâm gọi là ngộ. Chúng sanh quên bản tâm, thấy biết theo trần cảnh, Phật nói đây là “Bối giác hiệp trần”. Người học đạo, quay lưng với trần cảnh để trở về nhận lại tánh giác chính mình, Phật dạy “Bối trần hiệp giác”. 

Xem tiếp...

Đặc trưng trong Phương pháp hành trì của Thiền phái Trúc Lâm VN: Chương 2

TT.Thích Tâm Hạnh

Chương 2: ĐẶC TRƯNG TRONG PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ CỦA THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM

 1.ĐIỂM ƯU VÀ KHUYẾT TRONG CÁC PHÁI THUỘC TÁNH TÔNG VÀ TƯỚNG TÔNG.

Điểm đặc biệt và nổi bật trong phương pháp hành trì của Thiền phái Trúc Lâ m Việt Nam đó là tránh hai điều khuyết và lấy hai điều ưu, dung thông giữa Tánh Tông và Tướng Tông.

1.1. Tánh tông.

Đây là Tông phái chủ yếu đứng trên lý tánh, đứng trên thể để lý luận và tu tập. Tông phái này chủ trương chỉ cần ngộ tánh liền xong, không qua phương tiện hay pháp môn nào cả. Tông này đứng trên thể để công phu và lý luận. Mà thể thì chỉ có tỉnh hoặc mê, nhớ hoặc quên, ngộ và chưa ngộ thôi chứ không làm gì thêm cả (vô công dụng hạnh). Thấy thì thẳng đó liền thấy, không thì trước mắt đã lầm qua, không bàn nói đến phương pháp hành trì. Ở phương diện này, cái ưu (hay) là trước đã nhận tánh, cái thấy đồng Phật Tổ. Cái khuyết là nếu căn cơ thấp, không theo kịp thì không biết cách hành trì.

 

Xem tiếp...

Đặc trưng trong Phương pháp hành trì của Thiền phái Trúc Lâm VN: Chương 1-Tri Vọng Thượng Thừa

TT.Thích Tâm Hạnh

 

Thay lời tựa

Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Nơi Phật không thêm, nơi phàm không thiếu. Ai cũng đang sống trên nó, nhưng bận theo trần cảnh do đó bỏ sót, tạm mê, luống chịu các khổ. Từ bản thể ấy, thương cho nỗi khổ chúng sinh, đức Phật đã thị hiện nói ra muôn lời ngàn lời giáo hóa độ sanh, để đưa người người trở về nhận lại tánh Phật sẵn đủ nơi chính mình, thoát khỏi biển khổ trầm luân sanh tử.

   

Xem tiếp...

Thưa-Hỏi Thiền (Chương III): Một số kỹ thuật cần lưu ý khi dụng công tu tập thiền

TT.Thích Tâm Hạnh

I. TRƯỚC KHI CHUẨN BỊ TỌA THIỀN.

Để công phu tọa thiền thuận lợi, không bị những gì ngoài mong muốn, chúng ta cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

 

Xem tiếp...

Thưa-Hỏi Thiền (Chương II): Thưa hỏi thêm

TT.Thích Tâm Hạnh

Câu hỏi 1:

Khi ngồi thiền, có cần phải sổ tức, tùy tức không thưa Thầy?

Đáp:

Khi đề cập đến phương pháp sổ tức (đếm hơi thở) và tùy tức, quý vị nên nhớ là hai phương pháp này chỉ áp dụng cho lúc ngồi thiền (trong an tĩnh), chứ không ứng dụng trên các sinh hoạt khác có tính chất chuyển động, vận hành.

Xem tiếp...

Thưa-Hỏi Thiền (Chương I)

Thầy Thích Tâm Hạnh

THAY LỜI TỰA

 Lý thuyết là khuôn vàng thước ngọc. Vào thực tiễn ứng dụng, thực hành, luôn có sự uyển chuyển, vận dụng, linh hoạt và bao giờ cũng có cả sự phát sinh. Đây cũng là một trong những điểm đặc trưng tạo nên sự độc đáo riêng có của tâm thiền và việc hạ thủ công phu tu tập thiền. Khuôn mực, nhưng linh hoạt, sáng tạo. Bất động, nhưng linh thông, sinh động vô cùng.

Xem tiếp...

Trí tuệ

 THAY LỜI TỰA

Phật pháp luôn sẵn đó, hiện bày trước mắt mỗi người. Chúng sanh do loạn động chôn vùi, vô minh che lấp cho nên bỏ sót, không nhận ra.

Từ bản thể vốn vậy, thoáng chợt bất giác, mê lầm, xa khơi; từ đó phân làm hai đường mê và giác. Thông minh lanh lợi trong xao động chưa yên, phát kiến nhiều thứ độc đáo bên ngoài mà chính mình còn trong sanh diệt, luân hồi, khổ não, lúc này tạm gọi là hữu sư trí tuệ.

Xem tiếp...

Hãy được sống là chính mình

 Thượng tọa THÍCH TÂM HẠNH.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Huế.

LỜI TỰA

Một đứa trẻ đói bụng, liền đòi tìm thức ăn. Những người đã trưởng thành thì mưu sinh để duy trì sự sống và phát triển. Đây là điều tất yếu mà cũng rất tự nhiên và bình thường của mỗi người. Trong cuộc xa khơi ấy, nếu người may mắn biết được nguồn cơn thì dù có đang đi, nhưng lại chưa từng xa cách quê nhà gang tấc. Họ vẫn mãi là chính họ, bởi không có bất cứ gì có thể dính bám hay xóa nhòa. Nếu chưa như thế, đường trước trùng trùng, càng tiến lại càng rối tung, trận địa mịt mùng, mây đen giăng mắt, lối thoát là đâu? Quay về không nẻo, tiến tới không đường, trước mắt lại lắm cạm bẫy khó lường, ai mà biết được. Ngày lại tháng qua, bụi trần “thành, bại, được, mất” cuộc đời, ùn ùn bủa vây phủ kín. Mình không còn là chính mình, thử hỏi tìm đâu lối sống? Mưu sinh để tìm lẽ sống; nào ngờ mưu sinh trở lại vùi chôn sự sống chính mình!

Xem tiếp...

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

419207
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
477
2300
17900
387297
44742
73473
419207