TT.Thích Tâm Hạnh
Trong lần tọa đàm khoa học, một vị giáo sư chủ tọa đã đặt vấn đề với tôi: “Chư vị tu hành đắc đạo ngày xưa giúp đỡ cuộc đời sao mà nhàn quá. Bây giờ thì quá vất vả. Nhiều việc, lắm chuyện, có khi gõ cửa từng nhà để giúp đỡ cũng chưa chắc đã được đón nhận, cảm thông. Thầy nghĩ thế nào?”.
TT.Thích Tâm Hạnh
Đứng trước sự kết thúc một đời người, con người ta thường nhìn lại và thấy ra nhiều điều. Đợi đến khi kết thúc một cuộc đời mới hay ra thì quá muộn. Hôm nay, kết thúc một năm, qua đi một tuổi sống thọ của mỗi người, đêm Giao thừa, Tất niên, không ai bảo ai, nhưng trong thâm tâm mỗi người bỗng nhiên tự nhìn lại mình, hay ra được nhiều điều cao quý. Sáng mai mùng một Tết, cái gì cũng mới mẻ, mỗi người bắt đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho đời mình.
Thích Tâm Hạnh
Nhơn sanh bất mãn bách,
Thường hoài thiên cổ ưu. (Hàn Sơn Thi).
Tôn giả Hàn Sơn nói, đời người sống chẳng bao lâu, lại đi lo việc thiên cổ. Là Ngài khuyên chúng ta không nên lo lắng những việc xa xôi. Ngược lại, cuối đời Sơ Tổ Trúc Lâm leo khắp các núi, tìm kiếm các hang động ở tại thạch thất để tạo cái kế lâu dài. Tức là Ngài trông xa nhìn rộng, muốn tạo kế lâu dài cho hậu thế, cho Thiền tông. Qua hai sự thị hiện khác nhau của hai bậc Tổ đức, chúng ta học được gì? Ở vào đâu, nhằm chỗ nào để thấy quý Ngài?
Thông qua khe nhỏ, cậu bé thấy con tằm loay hoay mãi trong cái kén, cố dùng hết sức mình để tìm cách thoát ra. Cảm thương, cậu quyết định dùng kéo cắt cái kén để con tằm thoát ra ngoài sớm hơn, đỡ vất vả. Kết quả, con tằm này được ra khỏi chiếc kén với các bộ phận cơ thể chưa phát triển hoàn bị theo đúng quy trình. Vì thế, nó chỉ là một con ngài với đôi cánh khô cứng không thể bay, suốt đời chỉ bò quanh quẩn cái kén một cách vô vọng. Bướm không ra bướm, tằm không ra là tằm, chỉ còn là một con ngài bị bệnh suốt đời, sống trong tàn tạ cho đến khi chết, không thể phát triển thêm gì được nữa.
Thầy Thích Tâm Hạnh
1. THÂN NÀY SAI BẢO:
Khoa học chứng minh, một em bé còn nhỏ, chưa biết nói nhiều. Khi đưa mẩu bút chì và tờ giấy, cháu vẽ hình quả trứng, hoặc trái cam thì biết cơ thể cháu đang bị thiếu và cần ăn những chất có trong các hình vẽ ấy. Đó là cơ thể tác động và khiến như vậy.
Người bị tiểu đường, trong tế bào thiếu đường cho nên khiến vị ấy thèm đường và nói theo suy nghĩ ấy. Đó là tế bào bảo mình muốn như vậy.
TT.Thích Tâm Hạnh
Có người bàn về việc nên ăn chay hay ăn mặn mới phải? Chúng tôi chỉ dẫn điều cơ bản đức Phật dạy đối với mọi thứ hấp dẫn trong đời. Ngài nói, người tu hành nên biết vị ngọt và sự nguy hiểm của ngũ dục để xa lìa, không dính mắc, trói buộc; để không bị khổ đau. Như người vì thèm liếm một chút đường dính trên dao bén mà phải bị cái họa đứt lưỡi. Như con dê thèm mật ngọt, bị người rải mật dẫn dụ vào chuồng và bắt giết.
Thầy Thích Tâm Hạnh
Lục Tổ nói: “Phật pháp tại thế gian.”. Sơ Tổ Trúc Lâm nói: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên”. Vậy Phật pháp, đạo chân thật mà chư Tổ nói có thực sự là ở trong đời, ở thế gian hay không? Hay còn ở đâu khác?
Cuộc đời ngày càng phát triển, đến mức ngoài sức tưởng tượng của con người. Song song với sự phát triển những điều tốt đẹp, cuộc sống hiện đại còn để lại nhiều vấn nạn xã hội khó lường. Nhưng người có trí tuệ và đạo đức thì sẽ không bị lâm vào những tình tệ ấy. Đồng thời còn góp phần đẩy lùi những điều dở tệ trong xã hội. Do đó, trí tuệ và đạo đức là hai thanh kiếm vào đời an toàn, không lo âu sợ hãi.