Thứ Tư 2/4/2025 -- 5/3/2025 (Âm lịch) -- 2569 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Thiền & Cuộc Sống

 TT.Thích Tâm Hạnh giảng tại TVTL Từ Chiếu

-Úc Châu

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thưa toàn thể quí vị có mặt hôm nay. Theo yêu cầu của quí vị và sự sắp xếp của Ban tổ chức, quý Thầy có buổi trao đổi với quý Phật tử, trong đó có quý vị trẻ chưa rành tiếng Việt người Úc Châu. Đề tài hôm nay, Thiền có mối liên hệ, là sự cần thiết trong cuộc sống.

Trước tiên chúng ta nhìn vào hiện trạng, sự thực, hiện thực của xã hội. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, xã hội phát triển, và đời sống rất tiện nghi. Tuy nhiên, cuộc sống của mỗi chúng ta vẫn chưa được thấy là an toàn. Bên cạnh xã hội phát triển vẫn còn để lại nhiều vấn nạn.

I. Hiện thực xã hội

 

 

1. Bối cảnh xã hội

Chúng ta có phát huy tri thức cao, vật chất cao, tiện nghi nhiều, nhưng vẫn để lại nhiều vấn nạn xã hội như giá trị đạo đức giảm, hoặc con người bị bệnh stress căng thẳng. Đó chính là lỗ hổng trong sự phát triển và văn minh. Cho nên cuộc sống chưa hoàn bị. Đó là bối cảnh xã hội mà chúng ta đang sống.

Vậy chúng ta cần thêm điều gì nữa?

2. Con người

Xét về khía cạnh mà chúng ta là những con người đang sống trong đó, chúng ta mong muốn điều gì.

Không phải suy nghĩ nhiều, nơi mỗi quý vị là những nhân chứng. Mỗi một người chúng ta lớn lên đều mong mỏi có công việc tốt đẹp, có tiền, lo cho việc thành bại, hạnh phúc, buồn vui, rồi cuốn theo vòng xoáy của cuộc sống. Việc lo lắng này, chưa thành công, chúng ta lo lắng đã đành, mà người thành đạt rồi, cũng chưa chắc đã có định hướng cho đời mình sẽ đi về đâu.

Có rất nhiều người trẻ, là những người thành đạt, đến gặp và thưa với quý Thầy rằng, chúng con sinh ra đời, có công ăn việc làm rất tốt. Tuy nhiên sau khi đầy đủ tiền bạc rồi, chúng con cũng không định hướng được cuộc sống này sống để làm gì, rồi sẽ đi về đâu. Dù cho người đang trên lộ trình phấn đấu, chưa có định hướng, kể cả người phấn đấu thành đạt rồi, vẫn chưa tìm được hướng đi cho mình. Họ lo làm sao ngày mai giữ gìn những gì mình đang có, nếu mà giữ gìn được rồi thì sau những tiện nghi mình đang có, còn gì nữa.

 Khi chưa có tiền bạc vật chất, chúng ta cần tiền bạc vật chất. Khi có tiền bạc rồi, rảnh rang, chúng ta sẽ suy nghĩ mình biết sống làm gì đây.  Không xác định được, cho dù tiền bạc vật chất nhiều, cuộc sống sẽ đơn điệu, lặp đi lặp lại và rất chán.

Như vậy cho chúng ta thấy, nếu chưa có định hướng, con người chúng ta chưa thể được an. Vậy chúng ta phải làm sao cho được đầy đủ.

Không phải chờ đến khi bất ổn mới tìm hướng đi, mà chúng ta cần tìm hướng đi cho cuộc đời mình ngay từ ban đầu. Nếu đợi đến lúc mọi thứ bị suy sụp, từ tinh thần cho đến thể chất, chúng ta mới đi tìm hướng giải quyết thì đã muộn rồi. Vậy chúng ta phải tìm cách giải quyết.

II. Cách giải quyết

 

1. Nguyên lý

Cách giải quyết là chúng ta không phải giải quyết liền, mà trước khi giải quyết chúng ta phải nắm vững nguyên lý của nó. Mọi sự vận hành từ cuộc sống sinh hoạt trong đạo cũng như ngoài đời, đều nằm chung trong một nguyên lý, đó là có một nền tảng (background) trước đó, rồi sau đó là sự vận hành (software) chạy trên nền tảng đó.

Vậy tất cả sinh hoạt trong đời như công việc, lo lắng, ngược xuôi, v.v…, được chạy trên nền tảng đó. Chúng ta cần nắm vững nguyên lý này thì cuộc sống mới ổn.

2. Cách giải quyết

Cách giải quyết dựa trên nguyên lý này. Nền tảng trong đời là gì, là cái tâm hằng hữu. Thí dụ quí vị ngồi đây, buông thư cho thảnh thơi, thư giãn mà không ru ngủ, không mê, vẫn sáng suốt. Quí vị thử cảm nhận trạng thái đó. Đó là trạng thái chúng ta sẵn sàng buông rũ xuống tất cả không còn gì, nhưng mà chúng ta nghe thấy đều biết.

Khi chúng ta nằm ngủ, cảm nhận căn phòng của mình rất thoải mái, cũng là trạng thái đó nhưng mà bị thiếu bởi mình mê ngủ, hoặc không giữ nó vẹn nguyên bởi chúng ta bận cảm nhận.

Khi nằm trên giường ngủ, chúng ta cũng buông thư hết tất cả như vậy mà tâm sáng thì vẫn cảm nhận được nhưng không mất năng lượng. Giá trị ở chỗ, nếu mình bằng trạng thái buông thư mà sáng như vậy, khi đang ngồi đây, hay trên giường ngủ mà sáng như vậy, dùng cái tâm trạng đó để học bài, để làm việc sẽ mạnh mẽ, sáng suốt và tốt hơn nhiều.

Những công việc hàng ngày chúng ta làm, chính là những software. Khi mình xác định được nền tảng, thì công việc vận hành của mình, những software này, được chạy trên nền tảng hằng hữu đó, sẽ tốt hơn.

Nếu chúng ta thực hành như vậy, thì sẽ vận hành hợp lý. Nền tảng  đó tự điều chỉnh cho mình được ổn định và an nhàn.

Ví dụ thêm về nền tảng để quý vị dễ nhận biết và dễ nhớ. Các vị nguyên thủ quốc gia, các vị có thể vừa nói, cười, vừa giải quyết rất nhiều công việc, nhưng vừa nói thì trở lại trạng thái ban đầu, tỉnh, cười, trở lại trạng thái ban đầu, tỉnh, xử lý công việc luôn trở lại trạng thái ban đầu, tỉnh. Trở lại trạng thái ban đầu tỉnh đó, chính là trở lại nền tảng hằng hữu. Nói cười, xử lý công việc chính là những vận hành, những software đang chạy trên nền tảng đó. Khi nào làm đúng như vậy thì các vị sẽ đủ nội lực trí tuệ để chuyển tải công việc. Vì khối lượng công việc của các vị nguyên thủ quốc gia rất nhiều. Lúc nào làm trái nguyên lý đó sẽ bị bệnh, tụt canxi, tụt huyết áp, vào bệnh viện phải truyền nước biển. Vậy nguyên lý xác định nền tảng để các software chạy trên đó là một nguyên lý có thật, chứ không phải chỉ là quan điểm của Phật giáo. Và Thiền tông sẽ hướng dẫn chúng ta làm việc này một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả.

Đối với những người có các công việc áp lực trong công ty, ở ngoài chợ, cũng tương tự. Thí dụ có nhiều vị ở giữa chợ, đông người, nắng nóng, oi bức, ồn ào, căng thẳng, đối với công việc nhiều áp lực như vậy, khi không có khách hàng, vị này ngồi yên tĩnh, buông thư một chốc, sau đó làm việc trở lại thì thấy khỏe và có hiệu quả. Một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy ai làm đúng nguyên lý thì đều có kết quả tốt như nhau. Người tập thiền chuyên nghiệp, không chờ rảnh việc mới có thể thư dãn, đang nói như thế này cũng đang ở trạng thái ban đầu như chưa nói gì.

Xác định được nền tảng ban đầu hằng hữu như vậy, thì chúng ta thấy mỗi con người từ lúc sinh ra, lớn lên, đi học, có sự nghiệp, lớn tuổi, rồi nghỉ hưu, đó chỉ là những software vận hành trên một nền tảng hằng hữu không động. Thì sự vận hành kia có thịnh có suy kiểu gì cũng không có giá trị chi phối khiến chúng ta khổ.

3. Thực tập thiền định sẽ được

Khi mình xác định, thực hành được như vậy thì giá trị ít nhất, tối thiểu là chúng ta bớt được rất nhiều nỗi khổ đau trong cuộc đời. Và cách để thực hiện tốt nhất là chúng ta cần phải thực tập thiền định. Bởi vì khi thực tập thiền định là mình thành tựu được, làm thành được nền tảng an định, trí tuệ sáng, là chúng ta đã thiết lập được nền tảng của mình rất vững chãi.

Sau đó mỗi người sẽ có một công việc, tuy khác nhau, nhưng những công việc lo cho cuộc sống đó là software chạy trên nền tảng ổn định, nên những vận hành đó ổn định nhờ nền tảng này. Nền tảng này trong nhà thiền gọi là chân tâm. Biết cách thực tập như vậy thì tất cả mọi thứ trong đời mình lo lắng, tự nó được thành tựu một cách tự nhiên. Không phải chờ đến khi gặp những chuyện trái ý, bất như ý, chúng ta mới thực tập thiền hay thiết lập nền tảng, mà chúng ta phải biết cách thực tập liên tục để có một nguồn vốn sẵn, một nền tảng sẵn để khi gặp việc tự nó vô hiệu hóa.

Thực tập thiền thì phải có những thực tập bài bản, tuy nhiên ngay đây quí Thầy tóm tắt lại để quí vị dễ hiểu:

Quí vị thử ngồi thẳng lên, hít ba hơi, hít sâu bằng mũi, thở sạch bằng miệng, không nghĩ gì và buông thư tuyệt đối, thư dãn bình thường mà không phải đưa vào giấc ngủ. Dừng lại một tý, quý vị thấy dễ chịu hơn không, ngay trạng thái đó là chúng ta nếm được một chút xíu hương vị thiền. Nếu thực tập lâu hơn thì nguồn năng lượng và trí sáng được mạnh và nhiều hơn. Chúng ta có thể thực tập việc này bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào cho phép. Đó là cách chúng ta thiết lập một nền tảng sẵn sàng trước khi mọi việc xảy ra, chính vì thế nó được lớn mạnh.

Khi lớn mạnh rồi thì tự bản thân nền tảng đó vận hành tất cả cho chúng ta được hạnh phúc, chúng ta không phải làm gì thêm. Có thể quí vị nghĩ rằng đó là một phương pháp tu tập. Nói tu tập thì cũng đúng. Nhưng việc này cần thiết và có lợi ích như sau đối với cuộc sống của chúng ta:

 

III. Nguyên lý thành đạt

 

 

Tất cả chúng ta đều muốn có một cuộc sống ngày mai như ý. Tuy nhiên không phải chỉ có mong đợi là được, mà cần biết nguyên lý thực hiện để nó phải được.

Trong cuộc sống chúng ta muốn thành đạt phải đủ 2 nhóm yếu tố, năng lực và may mắn.

1. Năng lực

Năng lực là gì? Ví dụ chúng ta muốn xây dựng ngôi nhà này, chúng ta tính được có khả năng phải mất đến 6 tháng. Năng lực này phải được cạnh tranh bình đẳng để có thời gian và chất lượng tối ưu so với những nơi khác. Khi đã quyết định sẽ xây xong trong 6 tháng, nếu mình xây ít hơn 6 tháng thì có thể chất lượng không đảm bảo, nếu xây nhiều hơn 6 tháng thì chứng tỏ mình không đủ năng lực. Như vậy năng lực đó sau khi được sàng lọc, tìm được người có năng lực cao, nói được làm được.

Trong nhóm năng lực có 3 yếu tố: trí tuệ, kỹ năng và thái độ.

a) Trí Tuệ

Khi chúng ta học hiểu, buông thư, lắng lại và sáng ra, từ đó có trí tuệ nguồn cho chúng ta tư duy độc lập. Ví dụ mình có đoạn văn hay có một bài tập, mình đưa vào Chat GPT của AI bảo nó giải cho mình. Nếu người nào thích thú, khen hay và không có gì hơn, thì chúng ta chưa có trí tuệ, bởi chúng ta chỉ có khả năng theo nó, mà chưa có khả năng tư duy độc lập để sáng tạo ra những điều sống động và hay hơn nó.

Người thứ hai nhìn ChatGPT, biết nó lập trình rất tốt, nhưng thấy nó là một cậu học trò thấp bé hơn mình, và mình có điều hay hơn và đủ hơn nó, là người đó có trí tuệ. Đây là trải nghiệm thử thách rất lý thú. Nếu người nào sẵn sàng trải nghiệm thử thách mình, sau đó mình nhận ra, nếu mình chỉ khen AI và không có gì hơn, chúng ta cần rèn lại trí tuệ. Còn nếu chúng ta thấy ChatGPT là một cậu học trò đưa bài, và chúng ta là thầy giáo, là chúng ta đang có trí tuệ. Bởi vì chúng ta đã có một cội nguồn trí tuệ cho chúng ta có khả năng tư duy độc lập.

Thế thì muốn có trí tuệ tư duy độc lập để sản sinh ra sản phẩm trí tuệ, thì chúng ta phải biết cách để rèn luyện trí tuệ cho bản thân.

Nếu chỉ học hiểu thì chúng ta phải thua ChatGPT, vì nó thu thập dữ liệu mấy ngàn năm của toàn thế giới và nó xử lý tốt hơn cái đầu con người. Còn nếu chúng ta không học thì chúng ta chưa phải thánh nhân sinh ra tự biết. Cho nên muốn đạt đến trí tuệ đúng mức có khả năng tư duy độc lập, thì chúng ta học và lặng, thì trí của mình sẽ phát minh. Điều này có thể chứng minh là khi quý vị học bài để thi rất nhiều. Nếu vị nào chỉ biết tranh thủ học rất nhiều, tới một lúc đầu óc căng, nó tự đào thải, nó không ghi nhận nữa và học không có hiệu quả.

Còn vị nào biết học rồi yên tĩnh, và thư giãn để trở lại trạng thái ban đầu của mình là thiền thì học không biết mệt và ghi nhớ rất tốt. Như vậy chúng ta học trên nền tảng của chân tâm thì sẽ phát minh ra điều mới mà không động, đó là trí tuệ tuyệt đối. Phát huy được trí tuệ như vậy là chúng ta đã có một năng lực trí tuệ tuyệt vời.

b)  Kỹ Năng

Thông thường khi chúng ta học rất nhiều lớp kỹ năng bên ngoài, nhưng khi đi vào thực tế cuộc sống, có rất nhiều trường hợp không nằm trong bài mình đã học. Như vậy học nhiều nhưng sử dụng được rất ít, là chúng ta chưa phát huy được năng lực kỹ năng đúng lúc của nó. Ví dụ hiện nay quý Thầy vẫn ngồi kiết già, ngặt hơn quí vị nhưng vẫn thấy rất tự do và thoải mái. Quí vị ngồi tự do nhưng lại mỏi, đau nhức, chứng tỏ năng lực của quí vị chưa đủ để sống cho cuộc sống của mình.

Quí vị thực tập làm sao để ở bất kỳ tư thế nào mà mình càng lâu, không cảm thấy khó chịu và không cần nhúc nhích thì lúc đó nền tảng của chúng ta rất mạnh. Luôn thực tập như vậy, sẽ phát huy được trí tuệ nguồn. Lúc này việc học hiểu nghiên cứu chỉ là yếu tố kích hoạt cho trí tuệ của mình phát minh một điều mới.

Từ nền tảng, từ trí tuệ nguồn này nhìn vào một vấn đề, chúng ta phát minh, thì phát minh kịp thời đó chính là kỹ năng đỉnh cao. Chúng ta không cần biết mình có bao nhiêu kỹ năng, nhưng đối trước bất kỳ tình huống hay công việc nào, mình đều biết tức là mình đang có đủ kỹ năng. Cho nên quí Thầy nói chữ kỹ năng ở đây là: học hiểu, và đối trước một sự việc thấy ra kịp thời, thì cái năng lực kỹ năng của chúng ta sẽ được đầy đủ.

c)   Thái Độ

Tích cực và lạc quan. Đối trước một sự việc, một công việc chúng ta bước vào bằng một thái độ tự tin, tích cực, lạc quan, sẽ có kết quả hơn là chúng ta đi vào bằng một tâm thế yếu hơn. Đó là 3 năng lực cần có để làm nên sự thành công cho mình.

2. May mắn

Một yếu tố tiếp theo đó là sự may mắn. Trí tuệ tốt, kỹ năng tốt, làm gần như hết mình rồi nhưng khi gần gặt lấy kết quả thì bị hỏng và không thành công. Lý do là thiếu yếu tố may mắn. Như vậy năng lực như một điều kiện cần và may mắn là điều kiện đủ để năng lực của mình được thành quả. Chữ may mắn là một danh từ chung cho tất cả mọi người, nhưng Đức Phật đã thấy rõ và chỉ cho chúng ta thấy đây là nhóm yếu tố của phước đức.

Và phước đức này được sản sinh ra từ tâm rộng lớn của mỗi người. Thí dụ tâm mình đang thoải mái, sẵn sàng, rộng lớn, không có gì căng thẳng thì lúc nào mình cũng có thể làm việc tốt cho người khác thì bắt đầu có phước. Nếu tâm mình không sẵn sàng, thì mình không muốn làm gì thì mình không có phước. Còn tâm mình căng thẳng bực bội, mình tạo việc xấu cho người khác, tạo nghiệp xấu thì mất phước. Như vậy, khi tâm chúng ta thư giãn, thênh thang, rộng lớn, chúng ta bớt được những hiểm họa do nghiệp ác gây ra. Đó là tạo được những duyên thuận lợi, và chúng ta có được phước lành cho nên có được may mắn lớn, đó là thuận duyên để được thành đạt. Ví dụ, mình nhìn trong đời, những người nào có tâm quảng đại rộng lớn, người đó mới làm được việc lớn. Vì tâm rộng lớn mới có trí tuệ, có bản lĩnh, có phước lớn, cho nên mới làm được việc lớn. Hoặc những sách dạy làm giàu thì trong đó có một nguyên tắc là nên dành một phần để làm từ thiện, bố thí cúng dường, thì sau đó cái giàu đó bền vững. Hoặc những vị trúng số lớn nhưng sử dụng hết mà không dành một phần để bố thí hoặc làm từ thiện thì sau đó sẽ gặp họa vì họ đang sử dụng quá phước của mình.

Thí dụ phước của mình là một trăm triệu thì trong tài khoản ngân hàng mình có một trăm triệu.  Có một số người trích một phần cúng dường, bố thí, sau đó họ may mắn, vật chất tới một cách tự nhiên. Họ vừa có tiền, vừa được vui vẻ. Ví dụ có một số người đến cúng dường, Thầy hỏi tại sao cúng dường hoài vậy, họ trả lời đơn giản vì càng cúng dường càng hên. Ví dụ một người có 10 đồng, nhưng chỉ bo bo giữ 10 đồng và muốn gom vào. Khi mà trồng trọt có thêm 3 đồng, trong nhà có người ốm tiêu mất 5 đồng, thiếu 2 đồng. Đó là yếu tố may mắn trong cuộc sống này.

Như vậy, muốn thành tựu phải có hai nhóm yếu tố năng lực và phước đức. Và cụ thể năng lực là phải có trí tuệ, kỹ năng và thái độ tốt. Và may mắn là nằm ở chỗ tâm mình thoáng rộng và thoải mái. Nhóm yếu tố năng lực và may mắn cao chừng nào, sự thành đạt của mình sẽ tương ứng như vậy.

Tất cả sẵn đủ trong tâm thiền

Và tất cả những điều này (năng lực và may mắn) đã sẵn đủ trong một tâm thiền của chúng ta.

Khi chúng ta buông thư, tâm sẽ lặng sáng, trí tuệ phát huy đúng mức của nó, như vậy nhóm năng lực của trí tuệ đang phát triển rất tốt. Khi yên lắng như thế này, quý Thầy biết nên dừng hay nói. Quí vị chưa sẵn sàng cho tư thế thoải mái, micro chưa vừa âm lượng, tư thế chưa thoải mái, Thầy chưa có nói, ngừng một nhịp, để quí vị sẵn sàng micro, tâm thái thoải mái, quý Thầy nói. Đó là biết kịp thời, đó là kỹ năng. Và quý Thầy đã tự mình trải nghiệm tâm thiền này vào trong các kỹ năng khác như thiết kế (kiến trúc sư), kết cấu (kỹ sư), lái xe máy xúc, lái xe ben, soạn bài, nghiên cứu, viết bài, giảng dạy, nấu ăn, pha trà,... Cái gì chúng ta cũng làm đạt đến hoàn hảo, nhờ tâm thiền nên nhìn vào liền biết, đó là kỹ năng tốt.

 

IV. Quan tâm khác

* Giá trị thực tập thiền:

Thư giãn:

Thí dụ, mới thức dậy vào một buổi sáng tràn đầy năng lượng, thái độ của chúng ta tiếp cận với công việc tràn đầy tích cực và lạc quan. Hoặc đang khỏe mạnh, thư giãn thì mình sẽ tích cực giúp dùm mọi người một công việc gì đó. Thì khi ở tâm thiền, chúng ta sẽ được tràn đầy năng lượng, tràn đầy lạc quan, và tích cực hơn như thế. Và khi ở tâm thiền, tâm mình sẽ sẵn sàng nên thoáng rộng hơn, vì thoáng rộng nên sẵn sàng làm mọi việc vì người khác nên phước mình nhiều, nên may mắn được nhiều.

Như vậy nếu ai sẵn sàng thực hành thiền, đạt đến tâm thiền, sẽ giải quyết những câu chuyện trong cuộc đời của mình. Không phải đợi có sự cố chúng ta mới thực tập, lúc đó sẽ không kịp.

Chúng ta hãy xem đó là một cách sống, và thường xuyên liên tục như vậy, sẽ làm lớn mạnh tâm thiền của mình. Cụ thể, buông thư, tâm rộng lớn, vui nhẹ trong lòng, thì lúc đó tự nó tăng năng lượng vô trong người mình.

Trí tuệ:

Tâm an định, trí tuệ phát huy đúng mức.

Thực tế, khi trở lại tâm thiền thì tự mình có năng lượng. Lúc này mình sẽ có sự ổn định, trí tuệ sáng nhất, và có năng lượng đong đầy, có niềm vui nên tự nó kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống một cách tốt nhất. Định tuệ có được những tính chất đó, nó tự giúp cho mình điều chỉnh mọi thứ trong cuộc sống một cách tốt nhất. Cho nên chúng ta muốn ở vào tâm thiền để mọi việc tốt, chúng ta vẫn có một cách để thực hiện được. Cụ thể, chúng ta ở vào trạng thái định tĩnh, bằng tâm đó, sắp xếp công việc một cách có khoa học.

*Muốn nhàn, thảnh thơi

Có một thái độ dứt khoát tự tin, thì chúng ta làm mọi việc nhưng rất nhàn. Ví dụ, quý Thầy có điều kiện để chuẩn bị bài này một cách tốt nhất, nên việc sắp xếp có khoa học như soạn slide, thiết lập tivi…Tự tin rồi thì không nghĩ tới nữa. Lên đây quý Thầy với tâm thư giãn, bình thường, nên quý Thầy muốn nói gọn cũng được, nói rộng cũng tốt, nên quý Thầy nói chuyện rất chủ động và an nhàn.

Không phải chỉ là những việc đó mà những việc phát sinh xung quanh, quý Thầy cũng chủ động và rất nhàn. Còn quí vị phiên dịch, do quí vị thụ động ( do là ý của quý Thầy), đâu có biết trước mà sắp xếp. Không chủ động, không sắp xếp, mất tự tin thì không nhàn. Không phải chê phiên dịch. Ví dụ như vậy để quý vị thấy cần bước vào đời bằng tâm thái chủ động, dứt khoát, định tĩnh và tự tin, sẽ nhàn. Như vậy sống bằng tâm thiền sẽ giúp chúng ta chủ động công việc mà thư giãn. Chúng ta cứ phát triển mà không sợ stress.

Sống bằng tâm thiền như vậy, sẽ chủ động và tự tin trên tất cả mọi công việc thì chúng ta cứ phát triển mà không thèm căng thẳng. Đó là biện pháp tốt nhất để ngừa trước khi stress xảy ra, chứ không phải chờ stress mới đi điều trị. Và khi ở vào tâm thiền, trí tuệ của chúng ta sẽ phát huy tột độ, định trong tâm thiền sẽ cho chúng ta bản lĩnh. Từ hai yếu tố đó sẽ cho chúng ta chủ động trong mọi tình huống, và tâm thiền đó không muốn sai trái nên sẽ có đạo đức. Đó là điều quý Thầy muốn chia sẻ ngày hôm nay.

 

 

 

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1794285
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
2259
4458
14837
1753543
6717
132205
1794285