- Nói về mình nhiều quá sẽ phạm vào lỗi phô trương, đề cao bản ngã, do đó bị phản cảm, vô duyên, không tốt. Nếu có sử dụng khía cạnh này thì chỉ dùng rất ít như là một sự giới thiệu lịch sự, hoặc lấy làm điển hình cho những sai sót, lỡ lầm của quá khứ.
- Nói về một câu chuyện hoặc đối tượng thứ ba ở đâu đó quá nhiều, không phải hiện diện trong cuộc nói chuyện, sẽ trở thành câu chuyện vụn vặt, thị phi, là người lắm chuyện. Khi kết thúc cuộc chuyện trò, sẽ cảm thấy vô nghĩa. Nên dùng ít như một dẫn chứng, một ví dụ nhỏ trong câu chuyện thì hợp lý.
- Nếu nhắm vào người đối diện để khai thác, đó là cuộc nói chuyện của trí tuệ. Nhưng nhiều quá sẽ bị chua chát, căng thẳng, khó chịu. Chỉ nên trao đổi như một sự quan tâm sẽ tốt hơn.
- Khéo luân hoán, uyển chuyển, xoay vần ba cách trên, sẽ có một cuộc diễn giải, trao đổi hoặc trò chuyện thú vị, hấp dẫn.
Loại hình ngôn ngữ có tướng bao bồm ngôn ngữ của lời nói, chữ viết và hình thể biểu hiện.
Loại hình ngôn ngữ vô tướng là không ngôn ngữ, không hình tướng, không khởi tâm gì cả, cũng là một loại ngôn ngữ. Ví dụ ngày mai có buổi họp, những gì cần thiết thì cứ chuẩn bị ngay hôm nay. Sáng mai lên họp, bỏ hết mọi thứ trong đầu. Không lo lắng, băn khoăn hay thích thú, hào hứng về đề tài sắp phát biểu trong buổi họp của mình. Không buồn giận, phân biệt người này làm vừa lòng mình, người kia trái ý… Tất cả đều không để tâm, không suy nghĩ. Chỉ ngồi ngay ngắn, tỉnh tọa như thế hổ tựa sơn. Kế đến nở nụ cười quan tâm để liên kết. Khi ấy như một cái phễu hút hết vào. Tất cả bỗng dưng như bị cuốn hút vào mình và thiện cảm. Là đã nói thành công trên 50%. Sau đó nói ra điều gì thì mọi người đều bị cuốn hút và nghe theo một cách rất tự nhiên mà họ không hề hay biết.
Nếu chỉ im lặng, làm nghiêm, chỉnh thân mình như hổ tựa sơn thì chúng ta bị cô lập, không được đại chúng hợp tác cho nên ý kiến đưa ra thiếu thuyết phục. Dẫn đến cuộc họp khó thành tựu mỹ mãn. Nếu chỉ cởi mở, liên kết, hài hòa mà không có sự tôn nghiêm, tĩnh tọa ban đầu thì hội chúng sẽ sanh lờn, xem thường trong vi tế. Từ đó, buổi họp bị xao động, khó thu phục các ý kiến đề ra của các thành viên. Và khi cần quy nạp, quyết đoán để đi đến quyết định một vấn đề sẽ khó khăn hơn, sẽ bị mọi người tranh luận lại ồn ào, khó quy nhiếp để đúc kết được. Ngược lại, khi lên họp, trước tiên biết nói loại ngôn ngữ vô ngôn, mọi người thấy mình như là chưa nói gì, nhưng đã nói xong loại hình ngôn ngữ không có tướng, thu phục và chan hòa hội chúng. Sau đó sẽ sáng suốt tùy lúc, tùy vấn đề để nên phát biểu hay nên lắng nghe. Từ đó đưa đến buổi họp thành công ngoài mong đợi.