Thứ Sáu 4/4/2025 -- 7/3/2025 (Âm lịch) -- 2569 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Thiền & Cuộc Sống (Zen & Life)

 TT.Thích Tâm Hạnh giảng tại TVTL Từ Chiếu

-Úc Châu

Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, thưa toàn thể quí vị có mặt hôm nay. Theo yêu cầu của quí vị và sự sắp xếp của Ban tổ chức, quý Thầy có buổi trao đổi với quý Phật tử, trong đó có quý vị trẻ chưa rành tiếng Việt người Úc Châu. Đề tài hôm nay, Thiền có mối liên hệ, là sự cần thiết trong cuộc sống.

Trước tiên chúng ta nhìn vào hiện trạng, sự thực, hiện thực của xã hội. Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, xã hội phát triển, và đời sống rất tiện nghi. Tuy nhiên, cuộc sống của mỗi chúng ta vẫn chưa được thấy là an toàn. Bên cạnh xã hội phát triển vẫn còn để lại nhiều vấn nạn.

I. Hiện thực xã hội

 

 

1. Bối cảnh xã hội

Chúng ta có phát huy tri thức cao, vật chất cao, tiện nghi nhiều, nhưng vẫn để lại nhiều vấn nạn xã hội như giá trị đạo đức giảm, hoặc con người bị bệnh stress căng thẳng. Đó chính là lỗ hổng trong sự phát triển và văn minh. Cho nên cuộc sống chưa hoàn bị. Đó là bối cảnh xã hội mà chúng ta đang sống.

Vậy chúng ta cần thêm điều gì nữa?

2. Con người

Xét về khía cạnh mà chúng ta là những con người đang sống trong đó, chúng ta mong muốn điều gì.

Không phải suy nghĩ nhiều, nơi mỗi quý vị là những nhân chứng. Mỗi một người chúng ta lớn lên đều mong mỏi có công việc tốt đẹp, có tiền, lo cho việc thành bại, hạnh phúc, buồn vui, rồi cuốn theo vòng xoáy của cuộc sống. Việc lo lắng này, chưa thành công, chúng ta lo lắng đã đành, mà người thành đạt rồi, cũng chưa chắc đã có định hướng cho đời mình sẽ đi về đâu.

Có rất nhiều người trẻ, là những người thành đạt, đến gặp và thưa với quý Thầy rằng, chúng con sinh ra đời, có công ăn việc làm rất tốt. Tuy nhiên sau khi đầy đủ tiền bạc rồi, chúng con cũng không định hướng được cuộc sống này sống để làm gì, rồi sẽ đi về đâu. Dù cho người đang trên lộ trình phấn đấu, chưa có định hướng, kể cả người phấn đấu thành đạt rồi, vẫn chưa tìm được hướng đi cho mình. Họ lo làm sao ngày mai giữ gìn những gì mình đang có, nếu mà giữ gìn được rồi thì sau những tiện nghi mình đang có, còn gì nữa.

 Khi chưa có tiền bạc vật chất, chúng ta cần tiền bạc vật chất. Khi có tiền bạc rồi, rảnh rang, chúng ta sẽ suy nghĩ mình biết sống làm gì đây.  Không xác định được, cho dù tiền bạc vật chất nhiều, cuộc sống sẽ đơn điệu, lặp đi lặp lại và rất chán.

Như vậy cho chúng ta thấy, nếu chưa có định hướng, con người chúng ta chưa thể được an. Vậy chúng ta phải làm sao cho được đầy đủ.

Không phải chờ đến khi bất ổn mới tìm hướng đi, mà chúng ta cần tìm hướng đi cho cuộc đời mình ngay từ ban đầu. Nếu đợi đến lúc mọi thứ bị suy sụp, từ tinh thần cho đến thể chất, chúng ta mới đi tìm hướng giải quyết thì đã muộn rồi. Vậy chúng ta phải tìm cách giải quyết.

II. Cách giải quyết

 

1. Nguyên lý

Cách giải quyết là chúng ta không phải giải quyết liền, mà trước khi giải quyết chúng ta phải nắm vững nguyên lý của nó. Mọi sự vận hành từ cuộc sống sinh hoạt trong đạo cũng như ngoài đời, đều nằm chung trong một nguyên lý, đó là có một nền tảng (background) trước đó, rồi sau đó là sự vận hành (software) chạy trên nền tảng đó.

Vậy tất cả sinh hoạt trong đời như công việc, lo lắng, ngược xuôi, v.v…, được chạy trên nền tảng đó. Chúng ta cần nắm vững nguyên lý này thì cuộc sống mới ổn.

2. Cách giải quyết

Cách giải quyết dựa trên nguyên lý này. Nền tảng trong đời là gì, là cái tâm hằng hữu. Thí dụ quí vị ngồi đây, buông thư cho thảnh thơi, thư giãn mà không ru ngủ, không mê, vẫn sáng suốt. Quí vị thử cảm nhận trạng thái đó. Đó là trạng thái chúng ta sẵn sàng buông rũ xuống tất cả không còn gì, nhưng mà chúng ta nghe thấy đều biết.

Khi chúng ta nằm ngủ, cảm nhận căn phòng của mình rất thoải mái, cũng là trạng thái đó nhưng mà bị thiếu bởi mình mê ngủ, hoặc không giữ nó vẹn nguyên bởi chúng ta bận cảm nhận.

Khi nằm trên giường ngủ, chúng ta cũng buông thư hết tất cả như vậy mà tâm sáng thì vẫn cảm nhận được nhưng không mất năng lượng. Giá trị ở chỗ, nếu mình bằng trạng thái buông thư mà sáng như vậy, khi đang ngồi đây, hay trên giường ngủ mà sáng như vậy, dùng cái tâm trạng đó để học bài, để làm việc sẽ mạnh mẽ, sáng suốt và tốt hơn nhiều.

Những công việc hàng ngày chúng ta làm, chính là những software. Khi mình xác định được nền tảng, thì công việc vận hành của mình, những software này, được chạy trên nền tảng hằng hữu đó, sẽ tốt hơn.

Nếu chúng ta thực hành như vậy, thì sẽ vận hành hợp lý. Nền tảng  đó tự điều chỉnh cho mình được ổn định và an nhàn.

Ví dụ thêm về nền tảng để quý vị dễ nhận biết và dễ nhớ. Các vị nguyên thủ quốc gia, các vị có thể vừa nói, cười, vừa giải quyết rất nhiều công việc, nhưng vừa nói thì trở lại trạng thái ban đầu, tỉnh, cười, trở lại trạng thái ban đầu, tỉnh, xử lý công việc luôn trở lại trạng thái ban đầu, tỉnh. Trở lại trạng thái ban đầu tỉnh đó, chính là trở lại nền tảng hằng hữu. Nói cười, xử lý công việc chính là những vận hành, những software đang chạy trên nền tảng đó. Khi nào làm đúng như vậy thì các vị sẽ đủ nội lực trí tuệ để chuyển tải công việc. Vì khối lượng công việc của các vị nguyên thủ quốc gia rất nhiều. Lúc nào làm trái nguyên lý đó sẽ bị bệnh, tụt canxi, tụt huyết áp, vào bệnh viện phải truyền nước biển. Vậy nguyên lý xác định nền tảng để các software chạy trên đó là một nguyên lý có thật, chứ không phải chỉ là quan điểm của Phật giáo. Và Thiền tông sẽ hướng dẫn chúng ta làm việc này một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả.

Đối với những người có các công việc áp lực trong công ty, ở ngoài chợ, cũng tương tự. Thí dụ có nhiều vị ở giữa chợ, đông người, nắng nóng, oi bức, ồn ào, căng thẳng, đối với công việc nhiều áp lực như vậy, khi không có khách hàng, vị này ngồi yên tĩnh, buông thư một chốc, sau đó làm việc trở lại thì thấy khỏe và có hiệu quả. Một lần nữa khẳng định cho chúng ta thấy ai làm đúng nguyên lý thì đều có kết quả tốt như nhau. Người tập thiền chuyên nghiệp, không chờ rảnh việc mới có thể thư dãn, đang nói như thế này cũng đang ở trạng thái ban đầu như chưa nói gì.

Xác định được nền tảng ban đầu hằng hữu như vậy, thì chúng ta thấy mỗi con người từ lúc sinh ra, lớn lên, đi học, có sự nghiệp, lớn tuổi, rồi nghỉ hưu, đó chỉ là những software vận hành trên một nền tảng hằng hữu không động. Thì sự vận hành kia có thịnh có suy kiểu gì cũng không có giá trị chi phối khiến chúng ta khổ.

3. Thực tập thiền định sẽ được

Khi mình xác định, thực hành được như vậy thì giá trị ít nhất, tối thiểu là chúng ta bớt được rất nhiều nỗi khổ đau trong cuộc đời. Và cách để thực hiện tốt nhất là chúng ta cần phải thực tập thiền định. Bởi vì khi thực tập thiền định là mình thành tựu được, làm thành được nền tảng an định, trí tuệ sáng, là chúng ta đã thiết lập được nền tảng của mình rất vững chãi.

Sau đó mỗi người sẽ có một công việc, tuy khác nhau, nhưng những công việc lo cho cuộc sống đó là software chạy trên nền tảng ổn định, nên những vận hành đó ổn định nhờ nền tảng này. Nền tảng này trong nhà thiền gọi là chân tâm. Biết cách thực tập như vậy thì tất cả mọi thứ trong đời mình lo lắng, tự nó được thành tựu một cách tự nhiên. Không phải chờ đến khi gặp những chuyện trái ý, bất như ý, chúng ta mới thực tập thiền hay thiết lập nền tảng, mà chúng ta phải biết cách thực tập liên tục để có một nguồn vốn sẵn, một nền tảng sẵn để khi gặp việc tự nó vô hiệu hóa.

Thực tập thiền thì phải có những thực tập bài bản, tuy nhiên ngay đây quí Thầy tóm tắt lại để quí vị dễ hiểu:

Quí vị thử ngồi thẳng lên, hít ba hơi, hít sâu bằng mũi, thở sạch bằng miệng, không nghĩ gì và buông thư tuyệt đối, thư dãn bình thường mà không phải đưa vào giấc ngủ. Dừng lại một tý, quý vị thấy dễ chịu hơn không, ngay trạng thái đó là chúng ta nếm được một chút xíu hương vị thiền. Nếu thực tập lâu hơn thì nguồn năng lượng và trí sáng được mạnh và nhiều hơn. Chúng ta có thể thực tập việc này bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào cho phép. Đó là cách chúng ta thiết lập một nền tảng sẵn sàng trước khi mọi việc xảy ra, chính vì thế nó được lớn mạnh.

Khi lớn mạnh rồi thì tự bản thân nền tảng đó vận hành tất cả cho chúng ta được hạnh phúc, chúng ta không phải làm gì thêm. Có thể quí vị nghĩ rằng đó là một phương pháp tu tập. Nói tu tập thì cũng đúng. Nhưng việc này cần thiết và có lợi ích như sau đối với cuộc sống của chúng ta:

 

III. Nguyên lý thành đạt

 

 

Tất cả chúng ta đều muốn có một cuộc sống ngày mai như ý. Tuy nhiên không phải chỉ có mong đợi là được, mà cần biết nguyên lý thực hiện để nó phải được.

Trong cuộc sống chúng ta muốn thành đạt phải đủ 2 nhóm yếu tố, năng lực và may mắn.

1. Năng lực

Năng lực là gì? Ví dụ chúng ta muốn xây dựng ngôi nhà này, chúng ta tính được có khả năng phải mất đến 6 tháng. Năng lực này phải được cạnh tranh bình đẳng để có thời gian và chất lượng tối ưu so với những nơi khác. Khi đã quyết định sẽ xây xong trong 6 tháng, nếu mình xây ít hơn 6 tháng thì có thể chất lượng không đảm bảo, nếu xây nhiều hơn 6 tháng thì chứng tỏ mình không đủ năng lực. Như vậy năng lực đó sau khi được sàng lọc, tìm được người có năng lực cao, nói được làm được.

Trong nhóm năng lực có 3 yếu tố: trí tuệ, kỹ năng và thái độ.

a) Trí Tuệ

Khi chúng ta học hiểu, buông thư, lắng lại và sáng ra, từ đó có trí tuệ nguồn cho chúng ta tư duy độc lập. Ví dụ mình có đoạn văn hay có một bài tập, mình đưa vào Chat GPT của AI bảo nó giải cho mình. Nếu người nào thích thú, khen hay và không có gì hơn, thì chúng ta chưa có trí tuệ, bởi chúng ta chỉ có khả năng theo nó, mà chưa có khả năng tư duy độc lập để sáng tạo ra những điều sống động và hay hơn nó.

Người thứ hai nhìn ChatGPT, biết nó lập trình rất tốt, nhưng thấy nó là một cậu học trò thấp bé hơn mình, và mình có điều hay hơn và đủ hơn nó, là người đó có trí tuệ. Đây là trải nghiệm thử thách rất lý thú. Nếu người nào sẵn sàng trải nghiệm thử thách mình, sau đó mình nhận ra, nếu mình chỉ khen AI và không có gì hơn, chúng ta cần rèn lại trí tuệ. Còn nếu chúng ta thấy ChatGPT là một cậu học trò đưa bài, và chúng ta là thầy giáo, là chúng ta đang có trí tuệ. Bởi vì chúng ta đã có một cội nguồn trí tuệ cho chúng ta có khả năng tư duy độc lập.

Thế thì muốn có trí tuệ tư duy độc lập để sản sinh ra sản phẩm trí tuệ, thì chúng ta phải biết cách để rèn luyện trí tuệ cho bản thân.

Nếu chỉ học hiểu thì chúng ta phải thua ChatGPT, vì nó thu thập dữ liệu mấy ngàn năm của toàn thế giới và nó xử lý tốt hơn cái đầu con người. Còn nếu chúng ta không học thì chúng ta chưa phải thánh nhân sinh ra tự biết. Cho nên muốn đạt đến trí tuệ đúng mức có khả năng tư duy độc lập, thì chúng ta học và lặng, thì trí của mình sẽ phát minh. Điều này có thể chứng minh là khi quý vị học bài để thi rất nhiều. Nếu vị nào chỉ biết tranh thủ học rất nhiều, tới một lúc đầu óc căng, nó tự đào thải, nó không ghi nhận nữa và học không có hiệu quả.

Còn vị nào biết học rồi yên tĩnh, và thư giãn để trở lại trạng thái ban đầu của mình là thiền thì học không biết mệt và ghi nhớ rất tốt. Như vậy chúng ta học trên nền tảng của chân tâm thì sẽ phát minh ra điều mới mà không động, đó là trí tuệ tuyệt đối. Phát huy được trí tuệ như vậy là chúng ta đã có một năng lực trí tuệ tuyệt vời.

b)  Kỹ Năng

Thông thường khi chúng ta học rất nhiều lớp kỹ năng bên ngoài, nhưng khi đi vào thực tế cuộc sống, có rất nhiều trường hợp không nằm trong bài mình đã học. Như vậy học nhiều nhưng sử dụng được rất ít, là chúng ta chưa phát huy được năng lực kỹ năng đúng lúc của nó. Ví dụ hiện nay quý Thầy vẫn ngồi kiết già, ngặt hơn quí vị nhưng vẫn thấy rất tự do và thoải mái. Quí vị ngồi tự do nhưng lại mỏi, đau nhức, chứng tỏ năng lực của quí vị chưa đủ để sống cho cuộc sống của mình.

Quí vị thực tập làm sao để ở bất kỳ tư thế nào mà mình càng lâu, không cảm thấy khó chịu và không cần nhúc nhích thì lúc đó nền tảng của chúng ta rất mạnh. Luôn thực tập như vậy, sẽ phát huy được trí tuệ nguồn. Lúc này việc học hiểu nghiên cứu chỉ là yếu tố kích hoạt cho trí tuệ của mình phát minh một điều mới.

Từ nền tảng, từ trí tuệ nguồn này nhìn vào một vấn đề, chúng ta phát minh, thì phát minh kịp thời đó chính là kỹ năng đỉnh cao. Chúng ta không cần biết mình có bao nhiêu kỹ năng, nhưng đối trước bất kỳ tình huống hay công việc nào, mình đều biết tức là mình đang có đủ kỹ năng. Cho nên quí Thầy nói chữ kỹ năng ở đây là: học hiểu, và đối trước một sự việc thấy ra kịp thời, thì cái năng lực kỹ năng của chúng ta sẽ được đầy đủ.

c)   Thái Độ

Tích cực và lạc quan. Đối trước một sự việc, một công việc chúng ta bước vào bằng một thái độ tự tin, tích cực, lạc quan, sẽ có kết quả hơn là chúng ta đi vào bằng một tâm thế yếu hơn. Đó là 3 năng lực cần có để làm nên sự thành công cho mình.

2. May mắn

Một yếu tố tiếp theo đó là sự may mắn. Trí tuệ tốt, kỹ năng tốt, làm gần như hết mình rồi nhưng khi gần gặt lấy kết quả thì bị hỏng và không thành công. Lý do là thiếu yếu tố may mắn. Như vậy năng lực như một điều kiện cần và may mắn là điều kiện đủ để năng lực của mình được thành quả. Chữ may mắn là một danh từ chung cho tất cả mọi người, nhưng Đức Phật đã thấy rõ và chỉ cho chúng ta thấy đây là nhóm yếu tố của phước đức.

Và phước đức này được sản sinh ra từ tâm rộng lớn của mỗi người. Thí dụ tâm mình đang thoải mái, sẵn sàng, rộng lớn, không có gì căng thẳng thì lúc nào mình cũng có thể làm việc tốt cho người khác thì bắt đầu có phước. Nếu tâm mình không sẵn sàng, thì mình không muốn làm gì thì mình không có phước. Còn tâm mình căng thẳng bực bội, mình tạo việc xấu cho người khác, tạo nghiệp xấu thì mất phước. Như vậy, khi tâm chúng ta thư giãn, thênh thang, rộng lớn, chúng ta bớt được những hiểm họa do nghiệp ác gây ra. Đó là tạo được những duyên thuận lợi, và chúng ta có được phước lành cho nên có được may mắn lớn, đó là thuận duyên để được thành đạt. Ví dụ, mình nhìn trong đời, những người nào có tâm quảng đại rộng lớn, người đó mới làm được việc lớn. Vì tâm rộng lớn mới có trí tuệ, có bản lĩnh, có phước lớn, cho nên mới làm được việc lớn. Hoặc những sách dạy làm giàu thì trong đó có một nguyên tắc là nên dành một phần để làm từ thiện, bố thí cúng dường, thì sau đó cái giàu đó bền vững. Hoặc những vị trúng số lớn nhưng sử dụng hết mà không dành một phần để bố thí hoặc làm từ thiện thì sau đó sẽ gặp họa vì họ đang sử dụng quá phước của mình.

Thí dụ phước của mình là một trăm triệu thì trong tài khoản ngân hàng mình có một trăm triệu.  Có một số người trích một phần cúng dường, bố thí, sau đó họ may mắn, vật chất tới một cách tự nhiên. Họ vừa có tiền, vừa được vui vẻ. Ví dụ có một số người đến cúng dường, Thầy hỏi tại sao cúng dường hoài vậy, họ trả lời đơn giản vì càng cúng dường càng hên. Ví dụ một người có 10 đồng, nhưng chỉ bo bo giữ 10 đồng và muốn gom vào. Khi mà trồng trọt có thêm 3 đồng, trong nhà có người ốm tiêu mất 5 đồng, thiếu 2 đồng. Đó là yếu tố may mắn trong cuộc sống này.

Như vậy, muốn thành tựu phải có hai nhóm yếu tố năng lực và phước đức. Và cụ thể năng lực là phải có trí tuệ, kỹ năng và thái độ tốt. Và may mắn là nằm ở chỗ tâm mình thoáng rộng và thoải mái. Nhóm yếu tố năng lực và may mắn cao chừng nào, sự thành đạt của mình sẽ tương ứng như vậy.

Tất cả sẵn đủ trong tâm thiền

Và tất cả những điều này (năng lực và may mắn) đã sẵn đủ trong một tâm thiền của chúng ta.

Khi chúng ta buông thư, tâm sẽ lặng sáng, trí tuệ phát huy đúng mức của nó, như vậy nhóm năng lực của trí tuệ đang phát triển rất tốt. Khi yên lắng như thế này, quý Thầy biết nên dừng hay nói. Quí vị chưa sẵn sàng cho tư thế thoải mái, micro chưa vừa âm lượng, tư thế chưa thoải mái, Thầy chưa có nói, ngừng một nhịp, để quí vị sẵn sàng micro, tâm thái thoải mái, quý Thầy nói. Đó là biết kịp thời, đó là kỹ năng. Và quý Thầy đã tự mình trải nghiệm tâm thiền này vào trong các kỹ năng khác như thiết kế (kiến trúc sư), kết cấu (kỹ sư), lái xe máy xúc, lái xe ben, soạn bài, nghiên cứu, viết bài, giảng dạy, nấu ăn, pha trà,... Cái gì chúng ta cũng làm đạt đến hoàn hảo, nhờ tâm thiền nên nhìn vào liền biết, đó là kỹ năng tốt.

 

IV. Quan tâm khác

* Giá trị thực tập thiền:

Thư giãn:

Thí dụ, mới thức dậy vào một buổi sáng tràn đầy năng lượng, thái độ của chúng ta tiếp cận với công việc tràn đầy tích cực và lạc quan. Hoặc đang khỏe mạnh, thư giãn thì mình sẽ tích cực giúp dùm mọi người một công việc gì đó. Thì khi ở tâm thiền, chúng ta sẽ được tràn đầy năng lượng, tràn đầy lạc quan, và tích cực hơn như thế. Và khi ở tâm thiền, tâm mình sẽ sẵn sàng nên thoáng rộng hơn, vì thoáng rộng nên sẵn sàng làm mọi việc vì người khác nên phước mình nhiều, nên may mắn được nhiều.

Như vậy nếu ai sẵn sàng thực hành thiền, đạt đến tâm thiền, sẽ giải quyết những câu chuyện trong cuộc đời của mình. Không phải đợi có sự cố chúng ta mới thực tập, lúc đó sẽ không kịp.

Chúng ta hãy xem đó là một cách sống, và thường xuyên liên tục như vậy, sẽ làm lớn mạnh tâm thiền của mình. Cụ thể, buông thư, tâm rộng lớn, vui nhẹ trong lòng, thì lúc đó tự nó tăng năng lượng vô trong người mình.

Trí tuệ:

Tâm an định, trí tuệ phát huy đúng mức.

Thực tế, khi trở lại tâm thiền thì tự mình có năng lượng. Lúc này mình sẽ có sự ổn định, trí tuệ sáng nhất, và có năng lượng đong đầy, có niềm vui nên tự nó kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống một cách tốt nhất. Định tuệ có được những tính chất đó, nó tự giúp cho mình điều chỉnh mọi thứ trong cuộc sống một cách tốt nhất. Cho nên chúng ta muốn ở vào tâm thiền để mọi việc tốt, chúng ta vẫn có một cách để thực hiện được. Cụ thể, chúng ta ở vào trạng thái định tĩnh, bằng tâm đó, sắp xếp công việc một cách có khoa học.

*Muốn nhàn, thảnh thơi

Có một thái độ dứt khoát tự tin, thì chúng ta làm mọi việc nhưng rất nhàn. Ví dụ, quý Thầy có điều kiện để chuẩn bị bài này một cách tốt nhất, nên việc sắp xếp có khoa học như soạn slide, thiết lập tivi…Tự tin rồi thì không nghĩ tới nữa. Lên đây quý Thầy với tâm thư giãn, bình thường, nên quý Thầy muốn nói gọn cũng được, nói rộng cũng tốt, nên quý Thầy nói chuyện rất chủ động và an nhàn.

Không phải chỉ là những việc đó mà những việc phát sinh xung quanh, quý Thầy cũng chủ động và rất nhàn. Còn quí vị phiên dịch, do quí vị thụ động ( do là ý của quý Thầy), đâu có biết trước mà sắp xếp. Không chủ động, không sắp xếp, mất tự tin thì không nhàn. Không phải chê phiên dịch. Ví dụ như vậy để quý vị thấy cần bước vào đời bằng tâm thái chủ động, dứt khoát, định tĩnh và tự tin, sẽ nhàn. Như vậy sống bằng tâm thiền sẽ giúp chúng ta chủ động công việc mà thư giãn. Chúng ta cứ phát triển mà không sợ stress.

Sống bằng tâm thiền như vậy, sẽ chủ động và tự tin trên tất cả mọi công việc thì chúng ta cứ phát triển mà không thèm căng thẳng. Đó là biện pháp tốt nhất để ngừa trước khi stress xảy ra, chứ không phải chờ stress mới đi điều trị. Và khi ở vào tâm thiền, trí tuệ của chúng ta sẽ phát huy tột độ, định trong tâm thiền sẽ cho chúng ta bản lĩnh. Từ hai yếu tố đó sẽ cho chúng ta chủ động trong mọi tình huống, và tâm thiền đó không muốn sai trái nên sẽ có đạo đức. Đó là điều quý Thầy muốn chia sẻ ngày hôm nay.

 

Zen and Life

 

Ladies and gentlemen, my warm greetings to all of you present here today.

At your request and arrangement, we have a talk today with the presence of a younger audience who grew up in Australia.

The topic we are sharing together today is about Zen and Life; Zen and its relation our life; Zen and its need in the life we are living now.

Talking about this topic, first I would like to begin together with you, to have a good look at the current reality of the world we live in.

We can all see that we are living in a civilised era. We are part of a well-developed society. Our modern life today is defined by comfort and convenience, with advancements that make daily living easier and more efficient.

Even so, we somehow still feel that our lives are not truly secure. Despite living in such a highly developed and civilised world, the society we are part of, has also brought with it many problems.

I. Social reality:

1. Social Context:

More specifically, while our society is highly developed in terms of material wealth and technological advancements, and the knowledge we possess is immense, sufferings are still in existence. People continue to face stress in their daily lives.

Alongside with the progress, our society has also brought with it many challenges and it is increasingly lacking in moral values.

This is the fact, the truth about the world we live in today.

Despite all the advancements, many of us still feel that our lives are somehow incomplete—there’s something lacking, something missing. So, what is it that we are lacking? What more do we truly need?”

2. Individual:

This is just a quick snapshot  of the reality of the world we are living in.

And as individuals living in such a society, what is it that we are really seeking?

We do not have to think very hard to see what we are seeking. We are ourselves the witness.

As we grow up, don’t we all start looking for work, hoping to gain financial rewards.

And as we live our life, along the way on our life journey, we experience worries, worries about success and failure. I had moments of joy and happiness, and times of sorrow, despairs. Aren’t all these, part of life’s reality?

And before we know it, we find ourselves caught in the whirlpool of life.

This reality, the turmoil of our emotions, worries, concerns, sorrows, despairs, these challenges are not only exclusive to those who are unsuccessful. It also weighs heavily on those who are seen as highly successful in life.

The truth is, these struggles affect everyone—whether they succeed or fail.

These struggles will remain when we are still don’t have a direction for our life.

Personally, I’ve met many young people who are highly successful. Though successful like that yet, they’ve shared with me that, since starting out in life, they worked hard to become successful and achieved everything they wanted in life. And when they have everything they wanted in life,  yet, somehow, they still feel something is still missing, still incomplete in their life. They feel lost, uncertain about the point of living, and they wonder where this life will eventually lead them to.

The truth is, we will continue to be unhappy and go through these struggles, no matter if we succeed or fail, these challenges stay with us as long as we’re unsure about the direction of our life.

Seeing ourselves, living a life without a direction, whether we succeed in life or not Even if we are suceessful, we will still struggle as we will want to hold on to what we have achieved or what we have gained.

And even if we can keep what we have gained. What then is beyond it?

When we are not successful, when we are poor, we will try to become rich. When we have become wealthy and when the demand of works are lessened, we will at times have some time for ourselves , we will eventually ask, what is the point of this life? What is beyond it. What else?

So if we cannot determine; if we cannot answer this question, even if we are wealthy, we have a lot of money, our life is still going to be a very repetitive, monotonous and boring one; a life without true happiness.

So, we can see if we do not have a direction for our life, we can never be at peace.

What is it for us to do? What is it that will make our life complete? What is it that will make it wholesome?

So, we do not wait until we fail; we do not wait until we are suffering; we do not wait until we are miserable, then we will try to find a direction for our life.

It is essential for us to determine a direction for our life from this very moment.

If we wait until we are in despair, until we collapse both mentally and physically to look for a direction, then it would be too late!

So, do you want to know what is it that we are to do

II. The Solution:

1.  The principle:

Next, we will focus on this question: what is it that we are to do? We will seek for an answer to this question.

However, before we talk about what we are to do? Seeking for an answer to this question, it is essential that we understand about some fundamental principles.

Everything in life: our daily living, our activities, whether in a temple or in the life of a layperson, operates within a framework of principles.

Here is the framework of principles:

Before anything else in our life, there is a background, foundational platform on which all operations in life take place on.

Just imagine all operations in life as software, running on an underlying platform.

Let us find this out together.

Look at our works and the emotion turmoil that go with it; Let’s look at our living, our daily activities, all of those, on what platform do they run?

It is essential that we acquire a deep insight of this principle.

2. The Solution:

“What is it that we are to do?” This is the question we raised a moment ago, and it must be considered with this principle in mind, that is all operations in life are like software, running on an underlying platform.

So first, before anything else, shouldn’t we all try to find out what is the underlying platform.

What is it?

In each of us, there is an ever-present mind, a constant mind and it is the platform of all the things you do in life.

So, what is this ever-present mind in me? What is this constant mind in me?

So, let’s do this small exercise together.

You are sitting right where you are now.

Please take a moment to recompose yourselves.

Now, let’s relax; relax and let go of everything on our mind.

Letting goes of everything on your mind

while maintaining your fully wakeful state.

This is a state of our mind when we let go of all the things of the world.

Though it is empty, but it is not nothing.

If there is a sound in the surround we will hear.

Anything occurs in the surround we will be aware.

This state is like when you are lying, sleeping in your comfortable room, and you let go of everything of your day. The only difference here is that when you sleep, you are in a sleeping state, not in a wakeful state.

This state of wakefulness, we cannot maintain it wholesome, because we are too busy clinging onto what is happening around us.

So, this state of mind is like when you are sleeping in bed, but with a wakeful mind.

This is the ever-present mind I am trying to point out to you.

This ever-present mind is the platform on which all operations of your life take place on.

If you can maintain this mind. The mind that is not lost in all the things of the world. The mind that does not hold on to the things that have passed and let go of what has gone by. Letting goes of everything while maintaining its full awareness.

If with that mind you will study, you will work, then you will work and study with a greater sense of clarity, energy and effectiveness.

So, all the things that we do every day in our life, they are like the software operations running on a constant background platform.

So, if you are always in that state of letting go, while maintaining fully present, fully aware like that, you will naturally be in alignment, you will be in your balance and you will experience true peace.

Here’s an example to help you relate and remember more easily to what we’ve been talking about.

For example, let’s think of a head of a state, a president of a country, he has extremely tight schedule, and he has many matters to take care, many decisions to make in very little time in a day of their work.

Do you notice something about these leaders?  The all share a common trait.

While they meet people, they talk, they smile, they handle numerous responsibilities throughout their day, doing all these, however; they consistently take moments to step back, reset and regain their composure. They don’t get lost in their tasks - they stay grounded and present.

Like that, they maintain their composure and with such grounded and present state of mind, they take on the works of the Head of a State.

Returning to the original state of mind is returning to the ever-present platform.

So, when you talk, when you smile, when you do all things of your life, these things that they do, are just like the operations of the software running on such a background, constant platform.

Anyone who can keep this mindset, he will then have sufficient energy and clarity to accomplish whatever he needs to.

The workload of a head of state is immense. So, anyone who doesn’t stay composed, grounded, present, they will be greatly affected. They may develop medical conditions and might eventually need hospitalisation.

From this example we can see that, the principle that I have been trying to explain to you, is a fact in each of us. It is a reality taking place in each of us. It is not a concept in Buddhism or a theory.

And in Zen, through Zen, we will learn to do this effectively and with mastery.

This principle applies also those who are working under a lot of pressure, wherever it can be, a company, a market …

Imagine an open market in Vietnam - it’s scorching hot, crowded, noisy, busy, and full of tension.

But even in such an environment, even anyone working here has to handle a lot of things under pressure, there will be moments when customers are not around. If this person will regularly take the chance of those moments to simply sit quietly for a little bit, a little while.

This brief moment of letting go, surely will help him feel refreshed and recharged after that. This habit will help him to do his job better without exhaustion.

So, once again, no matter the situation or place, anyone who learns to apply this principle in their life will experience the same positive outcome.

So, a serious practitioner with mastery, he does not wait until he has spare time to practice.  He will maintain this meditative mind in his living, whether talking, like I do now, or being silent, he is in his meditative mind.

Having identified such an ever-present platform, we can see that our life—from birth, growing up, getting an education, and working—consists of various experiences, successes, and failures.

No matter what we do, from childhood until the day we grow old and retire, everything we engage in, is like software running on a constant background platform.

So, all the things that happens on that platform—all the ups and downs in life—they have no real power over you, and they can’t truly control your life or cause you suffering.

3.Meditation practice is yours for the taking

Recognising this fact and applying what we have understood, will at the very least help us live a life with less suffering.

And the best way to learn this and bring it into our life is to practice meditation. With practice we will be able to establish a very stable foundation of mental tranquillity and of bright intellect.

Although what we do in life may vary, they all unfold on a stable and unchanging background. Because of this, everything we do ultimately remains settled and well-grounded.

This unwavering, tranquil, background mind, in Zen Buddhism we referred to

as our true mind, our intrinsic nature.

If we try to bring this into our life, everything we do will naturally fall into place on its own. Things will naturally align and work out. So, please don’t wait until we fail or face problems to turn to meditation. If you start now—practicing meditation and learning to live with your true mind from this moment on. That way, when challenges arise, they will not have any power to affect you.

To practice meditation seriously with mastery, there are many things you have to learn. However, here are a few main points I ’d like to sum up for your easy understanding.

From where you are, please just try to sit in a proper upright posture. Please sit in the most relaxing position.

Now please breathe in and out three times. Breathe deeply. Breathing in through your nose. Breathing out through your mouth.

Do not think of anything. Just let go of everything. Let go of everything completely and absolutely.

Relax and just be.

Relax but not in a sleeping state

Let’s pause for a little while

Do you feel more at ease and relaxed.

This state of mind is a little taste, a mild fragrance of Zen that I have just revealed to you.

If you practice more and with dedication, overtime you will have much more energy, and your mind will become clearer and brighter.

You can practice this anywhere, and whenever at your convenience.

We know now how to strengthen our foundational platform, strengthen it before anything in life happens to us.

Practicing letting go. Letting go will to allow your foundational platform to show itself, learning to do this every day consistently, overtime the background platform will be strengthened.

When you practice long enough, the background platform will be strong enough to be in control. Strong enough and in control here mean the platform shows itself brighter and it effortlessly will become untouchable by the things of the world. Happiness will flower itself in you and there is nothing more you need to do.

If I stop right here, you will think this is just a method of practice

Yes, it is a practice, however, let’s consider together the benefits of this practice might bring to our life.

In relation to the benefits, I now would like now to talk together with you about the guiding principles for success

III. The principle to success:

All of us sitting today, don’t we all want to have a future according to our vision, our desire?

However, wishing or desiring is one thing and how our future will be, is totally a different thing. Don’t you think so.

I think it is worth for us to consider, and have a deeper insight on the guiding principles for success.

To be successful in life, two key factors are required:  capability and good luck (fortune)

And under the capability category there are three key aspects, they are intelligence, skills and attitude.

The capability of a person would comprise of his intelligence, skills and his attitude towards his work.

1. Capability:

So, what really is capability?

Let’s take an example. If you want to build this house, and after some assessment, you know that with your capability it will take you six months.

Your capability will help you to compete fairly with other people both in terms of quality and time.

Knowing in that with your capability you can build the house in six months, so if you try to complete your building before the six months, then certainly the quality of the house you build will be compromised.

And if we do not build it in six months but you build it in eight months, then you have not been working according to our capability.

So, if someone can get things done on time and with good quality, that means they have capability.

When we talk about capability, it has three main aspects: intelligence, skills, and attitude.

a) Ingelligence:

So, what is intelligence?

When you learn something, you will try to understand the subject being imparted to you. And if you learn with a clear and quiet mind, then you will gain a deeper insight on the subject.

Your deeper insight together with your attentive, silent mindset, these two things will help you develop independent thinking.

Let’s say you are required to write a paragraph or do an exercise and you decide to use ChatGPT to do it for you.

If a person is excited and amazed about what ChatGPT can do, and he has not anything to add to the ChatGPT’s response, then he is not using his own intelligence.

He is not using his own intelligence because he only follows the response of the ChatGPT and he is unable to think independently to create something more lively and better than the output of the ChatGPT.

Another person, knowing that ChatGPT can process information well, however; he also understands that its responses are similar to those of a young student, and he knows that there are many more ways to approach the matter. He can think far beyond ChatGPT’s output and can create something even greater. He is truly using his intelligence.

This is a very interesting experience. This is something for you to challenge yourself.

If you only praise AI and have nothing to add to its output, then you should retrain your own intelligence.

But if you treat ChatGPT just as a student submitting works to you and you are the teacher, then you’re using your own intelligence.

You are the teacher because your original intelligence is with you, that is your original mind and it gives you the ability to think independently.

So, if you would like to be able to think independently to create authentic outputs originated from your intelligence …

then, we have to know how to train ourselves to develop our own intelligence.

If you only learn by accumulating information and understanding concepts, you’ll fall very far behind ChatGPT. That’s because ChatGPT holds the collective knowledge of humanity—imagine the vast amount of data from eons of history—and it also processes information much faster than the human mind ever could.

Saying that does it mean we should not learn? If we do not learn, we will not know. We are not saints who are born knowing everything.

What do we do then?

To develop and strengthen our own intelligence, so that we will be able to think independently, first we still need to learn and understand just like anyone else.

However, when we learn we must learn with our silent mind. When we do this, your intelligence will be able to create.

This is proven more clearly in the case when a student must study for his exams. If this student just tries to study and absorb a much the content material as he possibly can, without a silent background mind, then he can only go so far before reaching a limit. He will struggle to accumulate more information beyond a certain point.

But if a student can learn with a relaxing, peaceful and quiet mind, then he ’ll not only able to absorb more, but also retain and process information more effectively, and he can go on for much longer without exhaustion.

As such, when we learn with the background quiet original mind, then it will be able to invent new things. This, we call the absolute intelligence.

If you can do develop such an intelligence, then you will have tremendous capability of an extraordinary mind.

b)  Skill

Next is skills, the second aspect of capability category.

In our life we learn a lot of skills, but quite often, the skills we need in life often are those that we have not had an opportunity to learn before. We learn a lot of skills, but we rarely have a chance to make use of them.

As a result, we cannot develop our skills that we learnt to its full potential.

For example, though I’m sitting here in a full lotus posture, not an easy one, but I feel completely at peace and relaxed. And while, you’re sitting where you are, not in full lotus, more freely, but some of you might not feel comfortable or at ease.

This means that you have not developed your capability to its full potential.

If you often try to sit in such a way, it doesn’t matter what posture you sit, but learn to sit for a longtime without moving, sitting like that until you can do it at ease, doing that you facilitate the conducive condition for your background original mind to gain its strength.

If you will regularly practice sitting like that every day, then overtime your original silent mind will gain its strength.

Abiding in this mind, do what you will, study or research, these activities are only there to trigger your original mind’s new invention.

If from that naturally silent mind, you will encounter all the things in life, then you will be able deal with everything creatively, intelligently. This is what I see as the apex of your skills.

Our level of skill doesn’t matter as much as our ability to handle a situation in the moment. If we encounter a situation and immediately know how to respond and take the right action, it shows that we have real skills.

As you can see on the screen, the learning of new skills, combined with your quiet original mind, which is your intelligence, allows you to have timely realisations and recognition. And this is how your skills will be applied at its best.

By timely realisations and recognition, I mean the ability to quickly and accurately perceive, understand, or acknowledge something at the right moment. It implies a sharp awareness or insight that comes exactly when needed, rather than too late or too early.

c) Attitude:

The third aspect under the capability category is our attitude. They are the optimistic, positive attitude.

When faced with all your tasks, if you approach them with an optimistic, confident, and positive attitude—rather than a weak one, you will achieve better results.

Those are the three aspects of the capability: Intelligence, skills and attitude. They are essential for the achievement of your wish or desire.

We have just talked about first category, that is capability.

2. Fortune:

The next category under the Principles for Success is Luck.

There are many highly capable people—intelligent, skilled, and with a good attitude. However, that doesn’t necessarily mean they will succeed. Often, they come close to success, only to stumble at the final hurdle.

The reason for this is that they lack luck, lack of fortune.

So, the capability is the necessary condition for success. And luck or good fortune is the sufficient condition for success.

For a layperson he refers to this as luck. But in the teachings of the Buddha, He refers to this second category as blessings, merits, and a person’s blessings, merits originate from his generous all-embracing heart.

For example, when your mind is at ease and ready, all-embracing, and not tense, in such a state you will naturally be kind to others. Living with such a mind you are generating merits.

When your mind is not ready, then you won’t be kind to others, and you are not generating merits.

When your mind is tense and frustrated, it’s easy to act in ways that harm or hurt others. Your negative actions will create bad karma and slowly takes away your blessings.

When your mind is relaxed, open, and generous, you naturally will avoid many unexpected setbacks. You also reduce the perils that could come your way because of negative karma.

Living with such a heart, a mindset will create favourable conditions, bringing us blessings and good fortune. And this good fortune itself is a harmonious opportunity for further success.

In life, only those with an open, all-embracing, generous mind can accomplish greater things.

Why is it? Because an open, all-embracing, generous mind brings wisdom and abundant blessings that will help them to succeed greater things.

Wealth-building books often include a principle that advises setting aside a portion of one’s assets for charity, generosity, and offerings. This practice is believed to create lasting and sustainable success.

Similarly, some people who win a large lottery prize but use it solely for themselves often face great misfortune later.

The reason is that they are consuming and enjoying more than the blessings they have accumulated.

For example, if a person has a current fortune of $1,000,000 and consistently sets aside a portion for charity, generosity, and offerings, their wealth will continue to grow. By maintaining this practice, they attract more blessings, and good fortune naturally comes their way. As a result, they not only have financial abundance but also live a joyful and fulfilling life.

I once received frequent offerings from a lay Buddhist, I once asked, “Why do you keep making offerings so often?” The lay Buddhist simply replied, “Because the more we give, the more blessings and good fortune we receive!”

In the past when I was still living at home. I held on tightly to the money I had, afraid to do anything more with it. At that time, whenever I could earn a little extra - through farming or other works - something unfortunate would happen. Someone in the family would fall ill, or bad luck would strike, and in the end, the money I had earned wouldn’t stay with me.

These things are not found in any books. They are simply what I have observed in life, and I simply share with you that I have seen.

Blessings and merit are a fundamental truth.

Let’s sum up your talk so far.

As you can see on the screen, success in life depends on two key factors: capability and blessings (or merits).

Specifically, having capability means intelligence, skills, and a.

And the luck factor comes from having an open, relaxed, and all-embracing mind.

The greater these two factors - capability and luck - are, the greater your success will be.

And all these factors are inherently present and fully available good attitude within a meditative mind.

The first aspect of capability is intelligence: When we let go and relax, our minds become quiet and clear, allowing our intelligence to develop and work at its best.

The second aspect of capability is skill: For example, while speaking, speaking from a quiet place of my mind, I will know when to pause or continue. If the interpreter is not ready or comfortable interpreting, I won’t keep talking. Instead, I’ll pause for a moment so he can  adjust, be at ease and ready before I continue.

This is what I mean by timely realisation. That is what I mean by skills operating at its best.

I personally experienced what I share with you.

From this meditative, quiet place of my mind, I apply my skills to various tasks including architectural design, structural engineering, operating an excavator, preparing lessons, conducting research, teaching, cooking, and making tea, etc.,

From the meditative state of mind, whatever we do will reach a state of perfection. The meditative mind allows us to see and understand things clearly. Our skills are also at their best when they come from a meditative mind.

IV. Other aspect:

The value of embracing zen:

Tranquilizing

The third aspect of capability is attitude: For example, when we wake up in the morning feeling full of energy, our attitude toward everything we do will be positive and optimistic.

Or when we are feeling well and relaxed, we will naturally be more willing to help others with their needs.

And when we abide in our meditative, quiet place of our mind, we will have more energy, optimism, and positivity than that.

That is the summing up of the first category, that’s Capability.

The second category of the Principles for Success is Luck. You can also call it good fortune, blessings or merits.

And when we are in a meditative state, our minds become more open, more all-embracing, more generous and more ready to work and help others, and in turn, this will generate more blessings.

This shows that practicing meditation or being in a meditative mind, will help us resolve the challenges of our lives.

We shouldn’t wait for problems to arise before we start practicing meditation, because by then, it might already be too late.

Instead, we should see meditation as a way of life—something we integrate in our living, consistently and without interruption.

Doing as such will strengthen and deepen our meditative mind.

Intelligence

When we allow ourselves to relax, open our hearts, and allow ourselves to feel light-hearted, joyful, we create the perfect state for energy to naturally recharge within us.

That is just a way of saying to make it easy to understand.

Truth is, as you abide in your meditative mind, energy will naturally generate.

At this moment, we achieve stability, clarity of mind, and abundant energy. There is a deep sense of joy. From this meditative state, everything is naturally guided and controlled in the best possible way.

Having these qualities allows us to adjust and manage everything in life in the best possible way.

Abiding in that quiet meditative state is something can be done.

*To be leisurely

With that state of mind, we organise all our daily things in a logical and efficient way.

And we handle all those things with a decisive and confident attitude.

For example, I had the opportunity to prepare thoroughly for today’s talk, so everything was organised efficiently.

I arranged things logically, like preparing PowerPoint slides, setting up the TV, arranging the table and seating. Once everything was set and I felt confident, then decisively I didn’t need to think about it anymore.

So, when I stepped up here, I was in a relaxed, composed, and steady state of mind.

Because of that, I can keep today’s talk either concise, or if needed, I can expand and go deeper—either way, I am able to speak with ease.

So, I can speak with confidence, ease and in control. It’s not just this talk - anything around me is also in control, and I handle it with ease and calmness.

But for the interpreter, it’s different -  he doesn’t have the same level of control. Since the talk originates from me, he is in a passive position rather than an active one.

Because of this, he doesn’t know the full content in advance to organise his thoughts. Without that sense of control and preparation, confidence is harder to maintain. And without confidence, there is no ease in the process.

That is a very real and practical example.

This is not meant as a criticism of the interpreter. The point here is that the interpreter doesn’t know the content in advance, so he doesn’t have full control of the situation.

These examples are to illustrate that, as we navigate life, we need a proactive and decisive mindset - one that is calm, steady, and confident.

Living with a meditative mind helps us stay both proactive and relaxed. We can be at ease without neglecting our work, and we can take charge of our tasks while still feeling calm.

This way, we keep progressing without necessarily experiencing stress.

This is the best way to prevent stress before it happens, rather than waiting until we’re stressed and then trying to fix it.

In this meditative state, our wisdom will reach its highest potential.

In this meditative state, there is wisdom, allowing us to see things clearly. And with stability, Samadhi, we can put into action and accomplish what we have realised.

As such, the wisdom helps us see and understand matters clearly.

The stability, Samadhi of the meditative mind gives us the resilience and fortitude to endure and stay strong.

The wisdom to perceive and understand, combined with the stability and Samadhi that provide resilience and fortitude—together, these empower us with control.

These two factors give us the ability to take control in any situation.

And that meditative mind naturally avoids wrongdoing, as it inherently carries moral integrity.

These are the insights I want to share with all of you as the luggage for your life journey, helping you navigate your life in a better and more meaningful way.

 

 

 

 

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1802161
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
237
2813
22713
1753543
14593
132205
1802161