Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về nhà, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ:
- Tôi muốn xin lỗi ông!
- Ngươi xấu hổ về chuyện gì?
- Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!
- Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường.
Quả thật, dọc hai bên đường là những luống hoa thât rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó cũng chỉ còn phân nửa nước.
- Tôi xin lỗi ông!
- Ngươi không chú ý rằng, hoa chỉ mọc bên đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết vết nứt của ngươi và đã
tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã vun tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng thế này đâu.
Mỗi một con người chúng ta đều là một cái chậu nứt. Hãy khéo vận dụng vết nứt của mình và tôn trọng vết nứt của người.
Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó. Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn. Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi. Bài báo đi kèm cùng lời kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.
Đến miền đất mới, các vị Sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc .
Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch. Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú đặc biệt khá kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời.
Cuối cùng chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống. Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt. Mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường, song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.
Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, nhưng nơi bức tường ấy thì chú lảng tránh.
Một hôm có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác, nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”.
“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy hai viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?” - Chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
“Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời làm sao!”- Vị sư già từ tốn.
Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm những lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng, đó chỉ là hai viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.
Và đôi khi chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm cuả người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.
Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo mỗi ngày. Nó leo lên ngọn cây hái táo ăn, ngủ trưa trong bóng râm. Nó yêu cây táo và cây cũng rất yêu nó. Thời gian trôi qua, cậu bé đã lớn và không còn đến chơi với cây táo mỗi ngày.
Một ngày nọ, cậu bé trở lại chỗ cây táo với vẻ mặt buồn rầu, cây táo reo to:
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu không còn là trẻ con, cháu chẳng thích chơi quanh gốc cây nữa. Cháu chỉ thích đồ chơi thôi và cháu đang cần tiền để mua chúng.
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống. Cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.
Cha Cô vốn là một đầu bếp. Một lần nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắt ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng rồi lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.
Người con gái sốt ruột không biết cha cô định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu.
Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh. Cảnh có thể cùng khốn mà cuối cùng không thể làm cho cùng khốn là do con người? Cái mà bậc trượng phu giữ gìn là trung chánh, tuy rằng trăm lần gãy đổ mà họ vẫn điềm nhiên không lo lắng. Cái mà tiểu nhơn hướng tới là tà vạy, sớm chiều bo bo mưu kế vị lợi. Cho nên, sự phân biệt giữa trượng phu và tiểu nhơn là ở ngay trong cảnh cùng khốn mà thấy rõ.”
Có lẽ người xưa cũng đã nếm trải nhiều cảnh cùng khốn, trong cảnh cùng khốn ấy quý Ngài đã sống dậy được nên mới toát ra những lời để lại cho chúng ta mãi đến bây giờ đọc lại vẫn còn thấy rất mới.
Page 3 of 3