Thứ Năm 28/3/2024 -- 19/2/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Kinh Kim Cang giảng giải

KINH KIM CANG

BÁT NHÃ BA LA MẬT

- - - ›vš- - -

LƯỢC DẪN

 

Hôm nay chúng ta học qua bộ kinh Kim Cang Bát nhã Ba La Mật, đây là bộ kinh có tinh thần phá chấp rất cao, rất mạnh, cho nên bộ kinh này rất hợp với nhà Thiền; do vậy từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền pháp cho Tổ Huệ Khả và truyền cho Bốn quyển kinh Lăng già, ngài dạy sau này nương đó để truyền pháp, nhưng đến Ngũ Tổ thì lại truyền dạy Kinh Kim Cang Bát nhã này. Bởi vậy từ kinh Kinh Kim Cang Bát nhã thì Lục Tổ nghe và được tỏ ngộ. Sau này ở Việt Nam vua Trần Thái Tông cũng đọc Kim Cang, rồi ngài cũng được tỏ ngộ. Vì vậy bộ kinh này quý vị nghe kỹ, đọc kỹ sẽ thấy được tinh thần nhà thiền sáng tỏ thêm. Ở đây trước khi vào phần chánh văn, cũng nói sơ lược bộ kinh này cho quý vị hiểu rõ. Nguyên bản bộ Kinh Kim Cang này bằng chữ Phạn, khi truyền qua Trung Quốc các vị dịch ra tiếng Trung Quốc, trong đó có tất cả 6 bản dịch:

- Bản thứ nhất: - Đời Dao Tần có Ngài Cưu Ma La Thập, dịch tại chùa Thảo Đường Trường An vào niên hiệu Hoằng Thủy thứ tư, khoảng năm 401, đây là bản thông dụng thường dùng, chúng ta đang học bản này.

- Bản thứ hai: - Vào đời Ngụy, Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào khoảng 508 và đề tên là Kim Cang Bát nhã Ba La Mật.

- Bản thứ ba: - Vào đời Trần, có ngài Chân Đế dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6.

- Bản thứ tư: - Vào đời Tùy, có Ngài Đạt Ma Cấp Đa, dịch vào đầu thế kỷ thứ 7.

- Bản thứ 5: - Vào đời Đường, Ngài Huyền Trang dịch, nhưng ngài không dịch riêng mà dịch chung trong bộ Đại Bát nhã, mà bộ Đại Bát nhã gồm 600 quyển, trong 600 quyển đó có chia ra làm 16 hội, bộ kinh Kim Cang nằm trong hội thứ 9, quyển 577 chữ Hán.

- Bản thứ 6: - Vào đời Đường, ngài Nghĩa Tịnh dịch vào khoảng thế kỷ thứ 8, nhưng ngài Nghĩa Tịnh lại đề tên là Phật Thuyết Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Từ tiếng Phạn dịch ra tiếng Trung Quốc có 6 bản như vậy. Về sau, từ các bản dịch này thì các vị mới sớ giải, chú thích, giảng giải ra rất nhiều. Sang Việt nam cũng có nhiều vị dịch và giảng giải, để thấy tầm quan trọng của bộ kinh này được nhiều người chú ý trong nhà Phật. Học kỹ bộ kinh này, sẽ cởi mở được nhiều tình chấp cho mình mà trí Bát nhã cũng sáng lên nữa. Nếu đủ túc duyên thì nghe được bộ kinh Kim Cang này, có khi cũng sáng tỏ như vua Trần Thái Tông thì hay thêm. Đó là nói qua bộ kinh.



Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

365264
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1755
3888
16633
335955
64272
88584
365264