Chủ Nhật 24/11/2024 -- 24/10/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải - Lược khảo

 

PHÁP BẢO ĐÀN KINH

LƯỢC KHẢO

Tên quyển sách, nói đủ là LỤC TỔ ĐẠI SƯ PHÁP BẢO ĐÀN KINH, nói gọn là PHÁP BẢO ĐÀN KINH. Thông thường, theo Phật giáo, Kinh là chỉ những lời dạy của đức Phật do đệ tử ghi lại. Nếu chư vị Bồ-tát hay chư Tổ sau này viết sách thì gọi là Luận, còn những vị Thiền sư thuyết giảng rồi đệ tử ghi chép lại thì gọi là Ngữ lục.

Lục Tổ được xem như là một Thiền sư, những lời Ngài giảng được ghi lại, lý đáng phải gọi là Ngữ lục, nhưng tại sao quyển sách này lại để là Pháp Bảo Đàn Kinh? Đây là do lời di chúc của Lục Tổ, Ngài dặn các đệ tử: “Sau khi ta tịch, muốn làm lợi ích cho người sau, các ngươi nên ghi những lời ta dạy thành một quyển sách đề tên là Pháp Bảo Đàn Kinh.” Như vậy là y theo lời dạy của Lục Tổ nên quyển sách này để tên như thế.

Quyển Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ, trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi chớ không có viết. Sách sử chép rằng Lục Tổ không biết chữ, do đó Ngài giảng dạy rồi đồ đệ ghi, dĩ nhiên có những lời Ngài dạy mà người ghi bỏ sót, cũng như có những phần mà người sau thấy cần bổ túc cho hay hơn, thành ra có thể sai đi chút ít, đó là việc thường không thể tránh khỏi.

Quyển Pháp Bảo Đàn cũng được nhiều nhà dịch ra chữ Việt.

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

1202221
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
727
2336
3063
1175483
87224
118095
1202221