Thứ Bảy 21/9/2024 -- 19/8/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Thiền đốn ngộ - V.Tu cùng không tu

 

V.- TU CÙNG KHÔNG TU

Giảng tu hành, giảng không tu hành đều là câu nói suông. Chúng ta thấu triệt tâm quang của mình rồi, liền đó không có một việc thì còn cái gì mà nói tu không tu. Thử xem chỗ hiển bày của đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni, xuất gia, hỏi đạo, sau sáu năm khổ hạnh chứng đạo, khi sao Mai mọc, Ngài than: “Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đức tướng, trí tuệ Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước không thể chứng được. Nếu lìa vọng tưởng là Thanh tịnh trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí tự nhiên hiện tiền.” Về sau nói pháp bốn mươi chín năm, mà Ngài tuyên bố: “Ta chưa từng nói đến một chữ.” Sau này, trải qua chư vị Tổ sư một mạch truyền nối đều nhận định “Tâm, Phật, chúng sanh ba cái không khác”, “chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật”. Nói ngang, nói dọc, hoặc đánh, hoặc nạt đều vì đoạn trừ phân biệt vọng tưởng của học giả; cốt cho học giả thẳng đó “biết được Bản tâm, thấy được Bản tánh của mình”. Không nương vào một chút phương tiện nói tu nói chứng. Ý chỉ của Phật Tổ, chúng ta đã thấy rõ ràng lắm vậy.

Một niệm tâm hiện tiền của chúng ta xưa nay vẫn thanh tịnh, vẫn tự đầy đủ, bủa trùm khắp giáp, diệu dụng hằng sa cùng với chư Phật ba đời không khác. Chỉ cần không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không nghĩ gì cả, liền đó có thể thành Phật, ngồi một chỗ mà thiên hạ thái bình. Như thế, còn có hạnh nào đáng tu, giảng tu hành đâu không phải là câu nói suông. Nhưng một niệm tâm hiện tiền của chúng ta đang hướng ngoại tìm cầu, vọng tưởng chấp trước không thể rời được, từ vô thủy đến nay lưu chuyển trong sanh tử, vô minh phiền não nhiễm quá sâu dày, ban đầu không biết Tự tâm là Phật, biết rồi cũng chẳng chịu thừa đương, không thể làm chủ được, không có cái dũng khí của người tráng sĩ chặt tay, hằng ngày ở trong vọng tưởng chấp trước. Người bậc thượng, trọn ngày làm thế này thế nọ, cầu thiền cầu đạo, mà không thể rời được hữu tâm. Người bậc hạ, tham sân si ái bền chặt không thể phá, chạy ngược với đạo. Hai hạng người này trầm luân trong sanh tử không biết chừng nào dứt; nếu giảng không tu hành đâu không phải lời nói suông?

Các bậc đại trượng phu nhận định đã thấu triệt, biết rõ muôn sự muôn vật xưa nay đều là giấc mơ, huyễn hóa, hòn bọt, cái bóng không có Tự tánh, nhân và pháp liền không, muôn duyên đều dứt, một niệm là muôn năm, thẳng đến chỗ vô sanh. Người bàng quan nhìn vào thấy bậc ấy cũng mặc áo, ăn cơm, đi đứng ngồi nằm như người thường. Đâu biết bậc ấy đang ngồi yên trong nhà thái bình thanh tịnh của mình, hưởng thọ kho báu vô tận, không khởi tâm không tạo tác, tự do tự tại, động tịnh đều là như như, lạnh hay nóng chỉ vị ấy tự biết mà thôi. Không những người, trời, quỉ thần trong tam giới lục đạo nhìn vị ấy không thấu, chính là chư Phật Bồ-tát cũng chẳng làm gì được người ấy. Đối với bậc này, còn nói cái gì là tu hành hay không tu hành?

Hạng kế đó, cần phải phát khởi chí hướng, thống thiết nhớ việc chết sống, phát tâm hổ thẹn, khởi hạnh tinh tấn, hỏi đạo và cố gắng tham thiền; thường cầu thỉnh các bậc thiện tri thức chỉ dạy lối tắt, phân biệt thế nào là chánh, là tà; tha thiết giũa mài, lấy nước sông Hán mà rửa, đem ra mặt trời Thu mà phơi, dần dần càng được tinh thuần trắng sạch. Với hạng người này không thể không nói tu hành.

Đã nói từ trước đến đây chẳng qua dời trên đổi dưới đều thuộc phương tiện tạm thời, người mắt sáng xem qua cốt nhận “vạch bùn lấy nước”. Song Tổ đình đã cuối thu, cách Phật ngày càng xa thẳm, vì ứng hợp căn cơ chúng sanh, bất đắc dĩ mới giảng giải thế này. Xét thật, giảng tu hành, giảng không tu hành đều là lời nói suông. Thẳng đó là vô sự, vốn không có một vật, đâu phiền mở miệng. Các Bồ-tát hội chăng?

 

MỤC LỤC

01        Lời nói đầu

02        Phần 1: THIỀN TÔNG VĨNH GIA TẬP     

Tựa

Tiểu dẫn

Thiền Tông Vĩnh Gia Tập

Chương I: Nghi thức lập chí mộ đạo

Chương II: Răn ý kiêu sa

Chương III: Tịnh tu ba nghiệp

Chương IV: Bài tụng về Xa-ma-tha (Chỉ)

Chương V: Bài tụng về Tỳ-bà-xá-na (Quán)

Chương VI: Bài tụng về Ưu-tất-xoa (Thiền)

Chương VII: Cấp bực của ba thừa

Chương VIII: Sự lý không hai

Chương IX: Thư khuyên bạn hữu

Chương X: Văn phát nguyện

03        Phần 2: ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN

Lời dịch giả

Tiểu sử Thiền sư Tuệ Hải

Đốn ngộ nhập đạo yếu môn

Ghi lời Sư đáp các người đến hỏi và dạy chúng

04        Phần 3: TRUYỀN GIA BẢO THIỀN TÔNG TRỰC CHỈ

Mật truyền tham thiền yếu pháp      

Chỉ chung mật truyền Phật pháp     

05        Phần 4: TỌA THIỀN DỤNG TÂM KÝ

Tiểu sử Thiền sư Oánh Sơn

Tọa thiền dụng tâm ký

06        Phần 5: THAM THIỀN YẾU CHỈ

Điều kiện quyết định đầu tiên của sự tham thiền

Thiền đường chỉ dạy

Lời nhắc khi tham thiền

Đêm trừ tịch uống phổ trà dạy chúng

Tu cùng không tu

07        Mục lục



([1]) Ý tán dương Đại sư là bậc tôn quí trong nhà Thiền.

([2]) Thất tịnh: 1) Giới tịnh. 2) Tâm tịnh. 3) Kiến tịnh. 4) Độ nghi tịnh. 5) Phân biệt đạo tịnh. 6) Hạnh đoạn tri kiến tịnh. 7) Niết-bàn tịnh.

([3])  Tam không là ba môn giải thoát: Không, Vô tướng, Vô nguyện.

([4]) Tam Ngô là Tô Châu (Đông Ngô), Nhuận Châu (Trung Ngô), Hồ Châu (Tây Ngô).

([5]) Chẳng bị bên Không làm lặng chìm, chẳng bị bên Có làm dao động, chẳng dừng chẳng động thẳng vào Trung đạo.

([6]) Bốn sự: y phục, phòng nhà, thức ăn, thuốc men.

([7])  Đường ác: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh.

([8])  Sáu mươi hai kiến chấp đoạn thường: chấp ngã là sắc, ngã khác sắc, ngã trong sắc, sắc trong ngã, cho đến thức cũng vậy.

5ấm x 4 = 20; 20 x 3 đời = 60; 60 + đoạn và thường = 62.

([9]) Chín mươi tám sử kiến tư:

88 kiến hoặc cộng với 10 tư hoặc thành 98.

([10]) Hoặc: Chỉ cho phiền não.

([11]) Lông rùa sừng thỏ ý nói là việc hoàn toàn không có.

([12])  Bốn trí: Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên cảnh trí.

([13]) Ba đế: Chân đế, tục đế và đệ nhất nghĩa đế.

([14]) Bốn nghi là đi, đứng, nằm, ngồi.

([15]) Trong kinh Duy-ma, khi ngài Duy-ma-cật được hỏi về pháp môn bất nhị, Ngài im lặng.

([16]) Tam đức: Pháp thân, Bát-nhã, Giải thoát.

([17]) Thuyên tức là năng thuyên, Chỉ tức là sở thuyên.

([18]) Lục hòa kính:

                1. Đồng giới hòa kính          2. Đồng kiến hòa kính

                3. Đồng hạnh hòa kính        4. Thân từ hòa kính

                5. Khẩu từ hòa kính             6. Ý từ hòa kính.

([19]) Hai nhân: vô minh và hành.

([20]) Năm quả: thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ.

([21]) An ban: Pháp sổ tức.

([22]) Ba minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

([23]) Sáu thông: Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Túc mạng thông, Tha tâm thông, Thần túc thông, Lậu tận thông.

([24]) Tứ trụ: Kiến nhất thiết trụ địa, Dục ái trụ địa, Sắc ái trụ địa, Hữu ái trụ địa.

([25]) Ba thọ: khổ thọ, lạc thọ, xả thọ.

([26]) Bảy chi: Thân có ba là sát sanh, trộm cướp, dâm dục. Miệng có bốn là nói hai lưỡi, nói dối láo, nói hung ác, nói thêu dệt.

([27]) Chạm vật là dụ cho trệ hữu, thông ngòi dụ cho trệ vô.

([28]) Voi trắng như núi Tuyết.

([29]) Vuông tấc chỉ cho tâm.

([30]) Ấm: Năm ấm. Nhập: Mười hai nhập.

([31]) Ngọn núi Cửu Nghi.

([32]) “Tức sắc tức không” là thấy sắc mà không tâm, hoặc thấy tánh sắc tức là không.

([33]) Câu đáp này trong bản văn thiếu, dịch giả thêm cho đủ nghĩa.

([34]) Câu này trong văn không có, e bản chữ Hán sót, dịch giả thêm vào.

([35]) Thiền gia cho ngôn ngữ không thể nói đến chân lý, chỉ nương ngôn ngữ để thấy chân lý ngoài ngôn ngữ. Vì thế lời giải đáp như bóng mặt trăng hiện dưới đầm. Người muốn thấy mặt trăng thật, phải nương bóng mặt trăng ấy, mà nhìn ngược lên trời thì mới thấy. Cố chấp bóng mặt trăng dưới đầm, thì suốt kiếp không khi nào thấy bóng mặt trăng thật.

([36]) Tâm thanh tịnh là Phật. Nếu đối cảnh mà tâm không sanh, chẳng phải Phật là gì? Vì thế, Sư bảo “Hồ nước trong đối diện”, tức là tâm đối cảnh chẳng động như hồ nước trong, khi ấy chẳng phải Phật là cái gì? Thiền tông chỉ tâm là Phật, chẳng đi cầu Phật bên ngoài. Nếu đem tâm đi cầu Phật, ấy là vác Phật đi cầu Phật, không bao giờ thấy Phật.

([37]) Tất-đạt là tiếng Phạn, nói đủ là Tất-bà-hạt-thích-tha-tất-đà. Trung Hoa dịch là Nhất thiết nghĩa. Xưa dịch âm Tất-đạt là sai, không đủ âm.

 

([38]) Bố-tát là họp chúng tụng giới và chỉ lỗi cho những người có phạm sám hối. Yết-ma là hòa hợp chúng để tuyên bố một việc gì, nếu toàn chúng đều ưng thuận mới được làm.

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

963450
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
949
5005
20594
925575
59218
94336
963450