Thứ Năm 19/9/2024 -- 17/8/2024 (Âm lịch) -- 2568 (Phật lịch)
Cái tôi hoàn lại đất trời, trả tôi mặt mũi muôn đời chưa sanh. Chẳng rời trước mắt thường lặng trong, Còn tìm liền biết anh chưa thấy

Sách "Dụng Công Tu Thiền" - Nói Thêm Về Tâm Tánh

 

NÓI THÊM TÂM TÁNH

1.  CHỈ BÀY CHÂN TÂM.

Kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy: “Nếu rời tiền trần mà có tánh phân biệt; đó là tâm ông. Nếu tánh phân biệt, rời tiền trần mà không có thực thể; đó là bóng dáng phân biệt tiền trần”. Nghĩa là, khi đưa nắm tay lên mình đang sáng biết. Khi hạ nắm tay xuống, đó là rời tiền trần, chúng ta cũng đang sáng biết rõ ràng như thế, không bị biến động, thay đổi. Phật nói: “Đó là tâm ông”, đó là tâm tánh chân thật nơi chính mỗi người.

2.  CHỈ RA TÁNH THẤY (MẶT TRĂNG THỨ HAI):

Cũng cùng

một ví dụ đưa nắm tay như trên, nhưng lúc này đức Phật kết luận đó mới chỉ nhận ra tánh thấy, giống như thấy mặt trăng thứ hai. Mặt trăng thứ hai là khi dụi mắt lòa, thấy mặt trăng bị nhòa làm hai, chúng ta chỉ mới thấy được bóng của mặt trăng cạnh bên mặt trăng thật.

3.  TÂM TÁNH VÀ MẶT TRĂNG THỨ HAI.

Cùng là cái thấy biết, nhưng tại sao có khi Phật chỉ thẳng và khẳng định đó là bản tâm chân thật chính mình, là mặt trăng thật. Như Tổ Ca-diếp nhìn hoa sen mỉm cười liền được ấn chứng. Nhưng đối với trường hợp khác thì Phật nói đó mới chỉ là mặt trăng thứ hai, tức là mới gần giống thôi. Vì sao như vậy? Chúng ta cùng tham khảo thêm một vài giai thoại thiền dưới đây.

3.1.    Tức tâm tức Phật – Phi tâm phi Phật – Phi vật.

Mã Tổ Đạo Nhất nói: “Tức tâm tức Phật”. Ngay tâm mình là Phật. Thiền sư Pháp Thường ở Đại Mai nghe câu này liền đại ngộ, Mã Tổ ấn chứng: “Trái mai đã chín”.

Nhưng tại sao sau này Mã Tổ phải nói: “Phi tâm phi Phật”? Bởi có người chấp vào và hiểu rằng có một tâm tánh vô tướng nơi mình, chính là Phật thật. Như thế, vô tình thầm thầm đã thấy có một cái tâm vô tướng nơi mình, là đã biến thành tướng vi tế, không thể ngộ nhập. Hiểu thì đúng, nhưng chỉ hiểu bên lề của Phật tánh chứ chưa thể thấy ra Phật tánh. Vì phá cái chấp này cho nên Mã Tổ nói: “Phi tâm phi Phật”.

Và cuối cùng Ngài buộc phải nói: “Phi vật”. Bởi khi nói cả Phật cũng chẳng phải thì hành giả lại cho rằng, không còn tên gọi là tâm, là Phật, nhưng vẫn thấy in tuồng một vật trong hông ngực mình. Thấy như thế cũng đã biến tâm vô tướng thành cái tướng của vô tướng trong vi tế để gìn giữ. Do đây, khi vào thiền đường thì có mà đi ra ngoài thì không, chưa được tự tại vô ngại. Vì muốn dẹp phá tận cùng chỗ này cho hành giả thực sự ngộ nhập, do đó Mã Tổ nói tiếp: “Phi vật”.

Lời khai thị lẽ ra phải nhất quán, trước sau như một. Nhưng do từng thời điểm có những hành giả chưa thể ngộ nhập thấu tột cho nên Mã Tổ phải uyển chuyển phá dẹp, đưa hành giả trở về chỗ tột cùng.

Ban đầu nói thẳng một cách rất thật và đơn giản: “Tức tâm tức Phật”. Ngay tâm mình là Phật, Thiền sư Pháp Thường ở Đại Mai nghe câu này liền đại ngộ. Cũng câu này, nhưng người sau thì nghe theo lời do đó sự ngộ nhập chưa thấu đáo. Mã Tổ phải phá dẹp để người học tiến sâu hơn, do đó nói: “Phi tâm phi Phật”. Ngay câu nói này, cũng có vị đại ngộ, nhưng lại có người chưa thấu triệt, vì vậy ngài nói tiếp: “Phi vật”.

Tâm vốn sẵn đó, vô tướng. Pháp không cao thấp. Nhưng ngộ thì có cạn sâu, đều là do căn cơ và việc hạ thủ công phu của hành giả.

3.2.    TÂM – PHẬT – CHÚNG SANH, ĐẲNG VÔ SAI BIỆT.

Bậc Tổ đức dạy: “Tâm – Phật – Chúng sanh, bình đẳng không sai khác”. Bản tâm chân thật này nơi phàm không thiếu, nơi Phật cũng không thêm. Mê tâm này gọi là chúng sanh, chứng ngộ trọn vẹn tâm này, diệu dụng bất tư nghì thì gọi là thành Phật. Từ ngàn xưa chư Phật, nhiều đời chư vị Tổ sư, cho đến hiện nay những bậc tu hành đắc đạo, mãi đến ngàn sau, hễ ai về trong tâm này đều đồng một thể tánh như nhau, không khác. Căn cứ nơi mê và ngộ mà có phàm và thánh. Thực chất tất cả đều chỉ một tâm thể này xuyên suốt, nhất quán và bình đẳng không hề mảy may sai lệch chút nào.

Nếu đã như thế, ngộ tâm cạn hay sâu, rốt ráo hay chưa là do căn cơ hoặc công phu sâu hay cạn, chứ không ai có quyền can thiệp vào cả. Không đức Phật nào có thể giác ngộ giúp cho mình. Không phàm phu nào có thể ngăn cản chúng ta trực ngộ bản tâm. Do đó, hành giả tin thẳng tâm này, ngay đây nhận tánh giác sáng, thẳng đó tu hành. Khi công phu chín muồi thì tâm tự bừng ngộ. Không nhất thiết phải đi từng thứ bậc từ thấp tới cao. Nếu chưa như thế thì khéo léo dụng công, muôn duyên buông xuống. Thời cơ chín muồi, bất chợt đất trời như vỡ tung, rơi rụng sạch, không còn gì. Chỉ là một thể của tâm này hiện bày; sáng ngời, không tướng mà tự tại biết khắp, không còn ngăn ngại.

3.3.    CHỈ TẠI NGƯỜI NHẬN.

Phật Tổ từ bi đáo để, lúc nào cũng hết tâm vận dụng mọi thiện xảo phương tiện để vạch bày, chỉ thẳng tâm tánh cho người học ngộ nhập. Nhưng sở dĩ ngộ có thứ lớp cao thấp là do căn cơ và công phu của hành giả chứ không phải tại bản tâm có phân chia sâu cạn, thấp cao. Do đó mới có mặt trăng thứ hai và mặt trăng thật.

Hơn nữa, tâm tánh vốn vô tướng, trùm khắp, không ngằn mé, do đó không nên tưởng tượng ra thứ lớp cố định thành tướng. Cũng vậy, nếu công phu đắc lực thì ngay đây ngộ thẳng bản tâm chân thật chính mình. Không ai ngăn cản được cho nên cũng đừng hoạch định là mình phải ngộ từ từ bắt đầu bằng tánh thấy trước. Với công phu còn yếu thì buổi đầu cảm ngộ chưa mạnh do đó tự rơi vào ngang tánh thấy nghe vậy thôi. Đó là do sức công phu và ngộ nhập của mình, chứ không phải Phật Tổ vạch ra từng bậc buộc mình phải tuân theo và trải qua thứ lớp như thế. Tiếp tục hạ thủ công phu, còn nhiều lần ngộ nữa, rồi cuối cùng cũng ngộ nhập trọn vẹn bản tâm chân thật này.

 

  

Mục Lục

Thay Lời Tựa................................................................ 1

 

Chương 1: Thiền Là Cốt Tủy Của Đạo Phật............... 4

1. Cội Nguồn Thiền Tông.............................................. 4

2. Môn Căn Bản Của Người Tu Phật: Giới – Định – Tuệ. 7

3. Sự Cần Thiết (Giá Trị Thực) Của Thiền..................... 9

4. Thiền Là Chân Lý Hiện Thực................................... 11

5. Kết Luận................................................................. 11

Chương 2: Căn Bản Dụng Công Tu Tập Thiền......... 12

1. Thiền Là Gì?........................................................... 12

2. Tu Tập Thiền Như Thế Nào?................................... 16

3. Dụng Công Tu Thiền. ............................................. 18

4. Các Lưu Ý Khác:.................................................... 24

5. Thẳng Một Đường Tu.............................................. 30

6. Kết Luận................................................................. 33

Phần Phụ: Câu Hỏi Vận Dụng Thực Tiễn..................... 40

Biết Có Chân Tâm..................................................... 47

Chương 3: Nguyên Lý Dụng Công Tu Tập Thiền..... 33

1. Dẫn Nhập................................................................ 33

2. Xác Định Nguyên Lý Công Phu – Giác Là Tu.......... 35

3. Áp Dụng Cụ Thể Vào Công Phu Tu Tập. ................. 42

4. Tổng Quan Nguyên Lý Dụng Công Tu Tập Thiền..... 52

5. Thực chất việc tu hành............................................. 52

Phần Phụ: Câu Hỏi Vận Dụng Thực Tiễn..................... 54

Chương 4: Buông Xuống........................................... 60

1. Dẫn Nhập................................................................ 60

2. Buông Xuống Hay Buông Bỏ?................................. 61

3. Giác Sáng Mà Rỗng Suốt, An Nhiên. ....................... 67

4. Rời Các Cực Đoan................................................... 69

5. Kết Luận................................................................. 76

Phần Phụ: Câu Hỏi Vận Dụng Thực Tiễn..................... 77

Chương 5:

Tổng Quan Dụng Công Tu Tập Thiền – Cái Biết...... 89

1. Dẫn Nhập................................................................ 89

2. Đức Phật Luận Về Cái Biết Rốt Ráo......................... 89

3. Lựa Ra Cái Biết Của Chơn Và Vọng........................ 91

4. Ba Loại Phân Biệt................................................... 94

5. Nói Thêm Về Căn Thức........................................... 97

6. Đức Phật Dạy Về Cái Biết....................................... 99

7. Tu Tập – Sống Về Bằng Cái Sáng Biết Chân Tâm... 103

8. Muôn Duyên Buông Xuống................................... 113

9. Nguyên Lý Công Phu Tu Tập................................. 115

10. Kết Luận............................................................. 117

Nói Thêm Về Tâm Tánh – Cái Biết......................... 118

Nói Thêm Về Tự Tánh Giác Sáng.............................. 118

Nói Thêm Tâm Tánh................................................. 122

 

 

 



[1] Trang 729, Thanh Từ Toàn Tập, Tập 37.

[2] Trang 721… Thanh Từ Toàn Tập, Tập 37.

[3] Sơ Đẳng Phật học Giáo khoa Thư, Bài 18: Điều Phục Hai vị Tiên, trang 167. Hoặc, Đức Phật và Phật Pháp, trang 35,36.

 

 

 

Gá thân mộng
Dạo cảnh mộng
Mộng tan rồi
Cười vỡ mộng

Ghi lời mộng
Nhắn khách mộng
Biết được mộng
Tỉnh cơn mộng

HT Thích Thanh Từ
a

Bài đọc nhiều nhất

Thống kê truy cập

955751
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
938
3058
12895
925575
51519
94336
955751